Sinh ra trong gia đình khó khăn, em Lê Minh Nhí, 12 tuổi, lần đầu được rước đèn trung thu cùng anh em và bạn bè trong xóm, em rất vui và nói:
Dù nằm rất gần trung tâm TP. HCM nhưng những đứa trẻ ở xóm nhà lá phường An Phú, quận 2 có cuộc sống tách biệt với đô thị. Các em không được đến trường, chỉ quanh quẩn cả ngày bên con nước, bờ kênh. Đến tối, cả xóm chìm trong bóng đen vì không có điện.
"Cuộc sống ở đây cũng không khác quê là mấy, quê cũng có sông, cũng thiếu thốn đủ điều, nhưng ở Sài Gòn dễ kiếm tiền hơn nhiều, chịu cực một tí là được. Ở quê, ai cũng nghèo như ai, đâu ai thuê mướn gì để làm đâu...", một người phụ nữ quê ở Tiền Giang chia sẻ.
Người dân ở đây hầu hết đến từ các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh... Nam giới làm thợ hồ cho các công trình xây dựng, nữ thì nếu không ở nhà trông con sẽ đi mót sắt, bán hàng rong, phụ hồ...
Xóm nhà lá thiếu điện, thiếu nước, trẻ em không được đến trường, mùa mưa thì nước ngập tràn vào nhà, vài gia đình phải ôm con nhỏ nhảy xuống ghe ngồi chờ nước rút. Hơn 30 trẻ em nghèo ở khu vực này chưa biết được mặt chữ do các em không đủ điều kiện để đến trường, chỉ có khoảng 2-3 em được đi học. Các em không biết Tết thiếu nhi, không biết Rằm tháng tám và những ngày lễ khác.
Để những đứa trẻ ở xóm nghèo cũng được một đêm vui chơi, rước đèn trung thu dưới ánh trăng rằm, một nhóm các bạn trẻ Sài Gòn đã quyên góp để mua hàng chục lồng đèn và bánh kẹo dành tặng các em ở đây.
Xóm nhà lá từ bao năm nay luôn chìm trong bóng tối mỗi khi đêm về, nhưng vào đêm nay, không khí vui tươi rộn rã cùng những ánh đèn trung thu lấp lánh đã về nơi đây, trẻ nhỏ nô nức đi rước đèn trung thu.
Lần đầu được chơi lồng đèn, nhiều em nhỏ rất bỡ ngỡ nhưng vô cùng thích thú.
Do không được đến trường nên hầu như các em không thuộc bài hát trung thu nào, chỉ bập bẹ hát theo người lớn cho vui.
Nhí là đứa trẻ ham học nhất xóm, dù không được đến trường nhưng em đã xin ba mẹ đăng ký học tại một lớp dạy thêm cấp 1 của cô giáo tên Hảo. "Cô dạy thêm cho các bạn ở trường tiểu học, học phí 250.000/ tháng, nhưng cô biết em con bị liệt nên chỉ lấy 200.000 đồng/tháng thôi", Nhí khoe.
Những chiếc lồng đèn với đủ kiểu dáng lung linh trong đêm.
Các em rủ nhau xách lồng đèn ra giữa cầu gỗ để ngắm trăng.
Những gương mặt hân hoan trong đêm vui trung thu.
Đêm nay trời Sài Gòn không mưa và cũng đứng gió nên các em không phải lo việc lồng đèn tắt nến.
Đây sẽ là một mùa trung thu ý nghĩa và đáng nhớ với những trẻ em nghèo của xóm nhà lá.
Bé gái ngắm trăng và đếm những vì sao trên bầu trời rộng lớn.
Do không được đến trường nên hầu như các em không thuộc bài hát trung thu nào, chỉ bập bẹ hát theo người lớn cho vui.
Buổi
sáng, do ba mẹ đều đi làm và không có ai trông coi nên một số em nhỏ bị
nhốt trong nhà đến tối, chờ ba mẹ về mở cửa để ra ngoài chơi. Nhưng đến
tối thì khu vực này buồn hiu, ảm đạm, chỉ có chút ánh sáng le lói từ
những gia đình có đèn điện chiếu ra khoảng sân lầy lội trước nhà. Do
vậy, khi được tặng lồng đèn, các em rất vui vì có thể thắp sáng được một
góc nhỏ của xóm nhà lá và được hòa vào không khí của Tết trung thu như
bao trẻ em trên khắp cả nước.
Sinh
ra trong gia đình khó khăn, em Lê Minh Nhí, 12 tuổi, lần đầu được rước
đèn trung thu cùng anh em và bạn bè trong xóm, em rất vui và nói: "Em út
của con bị liệt nên chỉ nằm một chỗ, nếu không con sẽ dắt em ấy ra đây
chơi lồng đèn với các bạn...".
Nhí là đứa trẻ ham học nhất xóm, dù không được đến trường nhưng em đã xin ba mẹ đăng ký học tại một lớp dạy thêm cấp 1 của cô giáo tên Hảo. "Cô dạy thêm cho các bạn ở trường tiểu học, học phí 250.000/ tháng, nhưng cô biết em con bị liệt nên chỉ lấy 200.000 đồng/tháng thôi", Nhí khoe.
Những chiếc lồng đèn với đủ kiểu dáng lung linh trong đêm.
Các em rủ nhau xách lồng đèn ra giữa cầu gỗ để ngắm trăng.
Đêm nay trời Sài Gòn không mưa và cũng đứng gió nên các em không phải lo việc lồng đèn tắt nến.
Bé gái ngắm trăng và đếm những vì sao trên bầu trời rộng lớn.
Phía sau xóm nhà lá thiếu ánh đèn điện là một "thiên đường" với những ô cửa rực sáng từ các tòa cao ốc. Đứng trên cầu gỗ bắc qua xóm nghèo có thể nhìn thấy rõ một hình ảnh đối lập về hai thế giới, hai cuộc sống khác nhau khiến nhiều người không khỏi nghẹn ngào.
Clip trẻ em xóm nhà lá vui trung thu cùng nhau.
No comments:
Post a Comment