Hải Ninh, phóng viên RFA
2015-04-11
Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai kết án tù đối với tám người cư ngụ tại thành phố Biên Hòa với tội “huỷ hoại tài sản”. Những người này được cho là đã chặt 12 cây tràm do lâm trường Biên Hòa quản lý, gây thiệt hại hơn 10 triệu đồng. Bảy trong số tám người này vừa lên tiếng kêu oan.
Vụ án này gây chú ý trong bối cảnh ở thủ đô Hà Nội nhiều cây xanh tốt tươi bị chặt mà vấn đề qui trách nhiệm vẫn chưa rõ ràng.
Quản lý lỏng lẻo?
Công an đã khởi tố và bắt họ trên cơ sở đơn cáo giác của trung tâm kia. Tuy nhiên, họ phản đối, vì họ cho rằng chỉ có 12 cây bị chặt và 12 cây này khi họ được giao từ năm 2005 thì còn bé tí, và bây giờ lớn lên như vậy thì thuộc quyền quản lý của họ và có thể chặt.
-LS Trần Vũ Hải
Trong phiên sơ thẩm hồi tháng 12 năm 2014, Tòa án Nhân
dân tỉnh Đồng Nai tuyên phạt 5 bị cáo mức án 5 tháng, bốn ngày tù. Số
ngày này tương đương với thời gian tạm giam, vì thế họ được thả ngay lập
tức tại tòa. Ba bị cáo khác thì bị tuyên phạt sáu tháng tù nhưng được
hưởng án treo.
Những bị cáo này bị tuyên án vì đã chặt 12 cây tràm,
gây thiệt hại hơn 10 triệu đồng. Ban đầu, Lâm trường Biên Hòa cáo buộc
những bị cáo này đã chặt 24 cây tràm. Luật sư Trần Vũ Hải, bào chữa cho
các bị cáo, cho biết:
“7 trong 8 người này kháng cáo, kêu oan còn một
người là doanh nghiệp, họ phải đi làm nhiều nên dù có kêu oan nhưng
không kháng cáo. Trung tâm lâm nghiệp tỉnh Biên Hòa cho rằng họ đã chặt
24 cây tràm cho trung tâm này trồng. Công an đã khởi tố và bắt họ trên
cơ sở đơn cáo giác của trung tâm kia. Tuy nhiên, họ phản đối, vì họ cho
rằng chỉ có 12 cây bị chặt và 12 cây này khi họ được giao từ năm 2005
thì còn bé tí, và bây giờ lớn lên như vậy thì thuộc quyền quản lý của họ
và có thể chặt.”
Ông Hải cho biết chính bên trung tâm lâm nghiệp cũng thừa nhận những cây kể trên đã đến lúc chặt đi. Ông nói:
“Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, cô đại diện cho
Trung tâm nông nghiệp cũng thừa nhận là cái cây tràm khoảng 7-8 năm chặt
đi thì cho sản lượng tốt nhất. Còn nếu để già đi thì gỗ không còn tốt
nữa.”
Theo ông luật sư Trần Vũ Hải, vấn đề cốt lõi của phiên tòa này là việc quản lý lỏng lẻo của Việt Nam về đất đai. Ông nói:
“Thực chất đây là vấn đề quản lý lỏng lẻo của Việt
Nam. Tức là khu đấy được coi là đất nông nghiệp, năm 1993 được giao cho
các hộ để trồng, có hộ trồng có hộ không trồng. Nhưng đến giờ phút này
theo như cái bản đồ mà chúng tôi trình bày trên Facebook ấy thì 99% diện
tích là nhà xưởng hoặc dân cư ở rồi, tức là 30 ha. Theo như dân cư như
vậy tình trạng như vậy là từ năm 2001, bản chất nó không còn là rừng
nữa, nhưng giám đốc trung tâm lâm nghiệp vẫn coi đây đấy là đất rừng mà
mình quản lý. Họ tìm cách nói rằng do đất là chúng tôi quản lý nên ông
bà nào có vấn đề gì đấy phải thông qua chúng tôi và được chúng tôi đồng
ý. Đây là một cuộc đấu tranh nhưng có sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước
Việt Nam, cụ thể là cái trung tâm lâm nghiệp này, họ không muốn quản lý
rừng mà thực ra họ chỉ quản lý đất thôi. Ai được sử dụng đất thì đương
nhiên nó phải thế nào đó, ví dụ người nào sử dụng đất thì họ có lợi.”
Bản án quá nặng?
Theo ông Hải, các bị đơn cũng tố cáo ông giám đốc
trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa đã tìm cách bỏ tù họ để chiếm dụng đất nói
trên. Ông Hải Nói:
Theo một quy định năm 2013 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực rừng, nếu phá toàn bộ rừng sản xuất từ 5.000m2 trở lên thì mới xử lý hình sự. Trong trường hợp cây tràm là rừng sản xuất chứ không phải rừng phòng hộ.
-LS Trần Vũ Hải
“Giám đốc trung tâm lâm nghiệp tìm cách không cho
những người này khai thác mà chỉ giao cho những người mà họ cho rằng là
chỉ phù hợp với mình để khai thác. Hiện nay các gia đình này cho rằng
ông giám đốc tìm cách cho họ vào tù để cho họ mất đi cơ hội, mất đi khả
năng được đòi lại cái đất mà họ đã nhận chuyển nhượng và cho họ quyền
được khai thác như những hộ khác ở khu vực đấy.”
Về mức án tù mà tòa án đưa ra, ông Hải cho biết là quá
nặng về mặt pháp lý vì theo quy định, những bị cáo chỉ bị xử phạt hành
chính là cùng. Luật sư cho biết:
“Theo một quy định năm 2013 về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực rừng, nếu phá toàn bộ rừng sản xuất từ 5.000m2 trở
lên thì mới xử lý hình sự. Trong trường hợp cây tràm là rừng sản xuất
chứ không phải rừng phòng hộ. Trong trường hợp sản xuất nếu phá trên
5.000m2 thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu dưới 5.000m2 là xử phạt
hành chính, có nhiều lớp, phạt từ mấy triệu đồng đến mấy chục triệu
đồng tùy theo diện tích. Hoặc nếu mà là phá cây, chặt cây đi thì nếu mà
là trên 20m3 thì xử lý hình sự còn dưới 20m3 thì xử lý hành chính. Thế
thì tôi có nói rằng cái khu này chỉ hơn 2.600m2, nó có gọi là rừng hay
không thì còn bàn, nhưng mà cứ cho nó là rừng cả thì nó cũng chỉ là dưới
5000m2 thì xử lý hành chính theo quy định của chính phủ, còn nếu mà
tính chặt cây thì hiện nay họ có 12 cây, mỗi cây tối đa 0,3m3 chỉ có
3,6m3 tức là bằng 1/6 mức có thế xử lý hình sự, cũng chỉ xử lý hành
chính thôi, như vậy dù có là cây của trung tâm lâm nghiệp cũng chỉ xử lý
hành chính.”
Ông Hải cho biết những bị cáo cũng không hề được lợi
gì từ việc chặt cây tràm vì rằng họ đã chuyển giao gỗ cho trung tâm lâm
nghiệp bán. Ông nhận định đến 80% khả năng tòa án sẽ tuyên phạt vô tội
cho những người kể trên vì họ không còn bằng chứng nào để kết án những
bị cáo nữa.
No comments:
Post a Comment