Ngày 30/10/2018, một người đàn ông bị đánh đến mức phải nhập viện bởi 8 công an, cảnh sát cơ động tại thị trấn Dương Đông (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang). Nạn nhân là ông P.T.H (sinh năm 1975), ông tố cáo ông bị công an bắt về đồn sau một vụ tranh chấp đất đai. Tại đây, họ đã nhốt ông vào phòng kín rồi thay nhau đánh đập nhiều lần khiến ông phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương. Từ năm 2012 đến nay, tình trạng công dân bị tra tấn, chết trong đồn công an đang gia tăng với mức độ đáng báo động.
Theo đơn tố cáo gửi ra công luận, nạn nhân P.T.H cho biết ông bị nhiều công an, cảnh sát cơ động của thị trấn Dương Đông đánh đập khi bắt và giam giữ như sau : “Bốn công an thị trấn Dương Đông và 4 cảnh sát cơ động không đeo số hiệu, không nói gì và xông tới bóp cổ, còng tay tôi rồi vứt tôi lên xe, đưa về thị trấn Dương Đông. Tại trụ sở, những người này nhốt tôi vào phòng kín, đánh đập tôi. Khi tôi quỵ xuống, họ tiếp tục túm tóc tôi ngược lên, đánh vào đầu và mặt của tôi. Tôi ngất đi thì họ đưa tôi đến bệnh viện Đa khoa huyện Phú Quốc” (1).
Trước đó, trong chiều ngày 30 tháng 10, ông H có cự cãi với một người dân về việc mua bán đất. Đến 18h30 thì ông bị bắt giữ trái phép về đồn công an.
Thời gian ông H được đưa vào viện chỉ trong vòng 15 phút nhằm tiêm thuốc giảm. Sau đó, Công an tiếp tục đưa ông về giam giữ tại trụ sở công an đến 11h trưa ngày 31 tháng 10 thì thả về.
Ngay sau khi được thả thì ông H phải vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương.
Theo lời một bác sĩ tại khoa Ngoại, bệnh viện Đá khoa huyện Phú Quốc về tình trạng ông H: “Bệnh nhân được chẩn đoán đa chấn thương. Trong đó có 1 chấn thương ở vùng đầu, 1 chấn thương phần mềm ở vùng bụng. Bệnh nhân có triệu chứng nôn ói chóng mặt. Đây có thể do chấn động não”. Các tác động gây ra vết thương có thể do “tay , chân hoặc gậy” vị bác sĩ này cho biết thêm.
Chỉ riêng trong những tháng đầu năm 2018, hàng chục trường hợp công dân bị thương tích nặng, chết tại trụ sở hoặc chết sau khi rời khỏi đồn công an. Có thể kể đến một vài trường hợp như:
Đêm 13 tháng 10, chị Huỳnh Thị Nhung (45 tuổi, ngụ tại Dục Mỹ, Ninh Sim, Ninh Hoà, Khánh Hoà) tử vong với nhiều vết thương ở cổ và ngực chỉ vài giờ sau khi chị bị đưa về “làm việc” tại trụ sở công an thị xã Ninh Hoà.
Trong tháng 08, Ông Hoàng Tuấn Long (38 tuổi, ngụ tại số 58 ngõ Trúc Lạc, phố Phó Đức Chính, Q.Ba Đình,TP.Hà Nội) tử vong với nhiều vết thương sau 6 ngày bị tạm giam. ông Hứa Hoàng Anh (35 tuổi, ngụ tại xã Bàn Tân Định 1, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) tử vong với nhiều vết thương ở cổ khi đang làm việc với 4 công an về việc anh tham gia biểu tình. Anh Nguyễn Chí Hiếu (SN 1989, ngụ Cần Thơ) tử vong sau khi rời khỏi trụ sở công an....
Anh Nguyễn Bá Chung (Nghệ An), Nguyễn Công Chí (Gia Lai) đều nhập viện với tình trạng chấn động não sau khi làm việc ở đồn công an...
Mặc dù tình trạng công dân bị đánh đập, bị chết tại đồn công an diễn ra thường xuyên nhưng có rất ít trường hợp những công an thực hiện những tội ác này phải chịu trách nhiệm. Một vài trường hợp hiếm hoi được đưa ra tòa án xét xử nhưng những tên giết người này chỉ chịu mức án rất thấp như trong vụ án xét xử 5 công an thay nhau đánh đập dã mãn dẫn đến tử vong của một nam thanh niên tại Ninh Thuận. Mức án tù chỉ từ 3 đến 7 năm tù giam.
Vi phạm của cơ quan điều tra giai đoạn đầu nghiêm trọng đến nỗi mới đây Đại biểu Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng đã lên tiếng: “Vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp”. Phát ngôn trên đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ Bộ Công an. Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an đã trích lời ông Nguyễn Minh Đức, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội: yêu cầu ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng phải đính chính để đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Làm sao để chấm dứt vấn nạn công an đánh đập công dân tùy tiện vẫn còn là vấn đề nan giải của ngành tư pháp Việt Nam,
No comments:
Post a Comment