Cả nước "đột nhiên" biết đến có một bà tên là Đặng Thị Ngọc Thịnh sau khi Trần Đại Quang "đột tử". Biết nhiều thêm chút là nhờ vào bức thư bà phó viết cho ông chủ sau khi ông chủ chết. Lá thư đầy lỗi văn phạm, lộn xộn câu cú đã khiến cho người dân hỏi nhau về bà chủ tịch đảng cử dân không biết này: bà này học hành ra sao vậy!?
Theo công bố của đảng, bà Thịnh sinh ngày 25 tháng 12 năm 1959 tại Quảng Nam, gia đình vào Sài Gòn năm bà 5 tuổi.
Vào 12/1974, "em" Thịnh mới 15 tuổi đã tham gia Ban binh vận Sài Gòn Gia Định để hoạt động bí mật. Xem như chẳng học hành gì. Và "em" Thịnh bí mật cho đến 6/1975.
Từ 7/1975 đến 01/1983: tức là chưa tròn 16 tuổi, "em" Thịnh vị thành niên tiếp tục bỏ học, đi theo đảng, công tác tại Văn phòng Quận ủy 1 thành Hồ. Vào thời điểm nào đó trong thời gian này (đảng không công bố), "em" Thịnh đi học lý luận chính trị trung cấp tại trường Đảng Nguyễn Văn Cừ.
Tức là sau năm 15 tuổi, vốn liếng kiến thức của em chẳng phải văn, sử, địa, toán... hay bất cứ môn gì mà mọi học sinh được học. Em chỉ có một mớ "lý luận chính trị" bình dân học vụ của "trường đảng".
Vào tháng 2/1983, với mớ lý luận chính trị trung cấp, "chị" Thịnh, lúc đó 24 tuổi, trở thành Đảng ủy viên phụ trách công tác dân vận, sau đó làm Bí thư Đảng ủy phường 11, Quận 1, thành Hồ cho tới tháng 9/1989. Lúc đó "cô" Thịnh 30 tuổi. "Cô" vẫn chưa đến lớp trung học, trường đại học nào.
3 năm kế tiếp, từ 10/1989 đến 02/1992: "cô" Thịnh, 30 tuổi, trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành, Quận 1, thành Hồ.
Từ đó, năm này qua tháng khác Đặng Thị Ngọc Thịnh không học hành, tiếp tục leo lên những ghế cao hơn:
- Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Quận 1, Chủ nhiệm Ban Kiểm tra Quận ủy Quận 1 (3/1992 - 10/1996).
- Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND Quận 1 (11/1996 - 9/1998).
- Phó Chủ tịch Thường Trực Hội Liên hiệp phụ nữ thành Hồ. Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố (1999-2004).
- Thành ủy viên, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh. Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đại biểu Quốc hội khóa XI (11/2001 - 5/2005).
Tức là bà Thịnh, lúc 42 tuổi, trở thành đại biểu quốc hội, là một người không học hành gì cả nhưng đại diện cho người dân Sài Gòn. Suốt 42 năm bà cũng chẳng hành nghề, lao động, có được một kiến thức, khả năng kiếm sống ngoài đời nào cả - ngoại trừ mớ lý luận chính trị và tài "chỉ đạo" ở trong đảng.
Thế nhưng, với trình độ, kiến thức như thế, từ năm 6/2005 đến 9/2007 bà trở thành Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em Việt Nam và trở thành Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Chưa hết, em gái binh vận 15 tuổi đi theo đảng, không học không hành bây giờ leo luôn lên ghế Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam! Không biết Ủy ban này làm chuyện gì và phụ nữ Việt Nam tiến bộ ra sao với bà Phó Chủ tịch.
Tháng 6 năm 2009, 50 tuổi, bà trở thành Phó Bí thư, lên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long và sau đó vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 2016 cô bé 15 tuổi bỏ trường bỏ lớp theo đảng trở thành Phó chủ tịch nước và bây giờ là quyền chủ tịch của quốc gia hơn 90 triệu người.
Tóm lại, từ năm 1974 cho đến bây giờ, không có một "khe hở" thời gian nào để bà Thịnh xách cặp đến trường.
Thế nhưng...
Trên trang nhà của văn phòng chủ tịch nước, người ta lại đọc thấy:
- Trình độ học vấn: Thạc sỹ
- Trình độ chuyên môn: Luật, Lịch sử, Xây dựng Đảng
- Lý luận chính trị: Cử nhân
Dĩ nhiên, cũng như các đồng chí lãnh đạo, đỉnh cao trí tuệ, bằng cấp đầy mình khác, chúng ta không hề được biết bà bắt đầu chương trình cử nhân, học luật, lấy bằng thạc sỹ ở trường đại học nào, vào năm nào.
Và dĩ nhiên, hỏi bà, bà cũng... không biết!
Bây giờ, có lẽ bạn đã có câu trả lời về trình độ của tác giả lá thư sau:
27.09.2018
No comments:
Post a Comment