- Dựa vào những thông tin “chính thống” của lề đảng, chúng ta có thể đặt ra nghi vấn là Cục trưởng Đường Sắt Nguyễn Hữu Thắng đã bị giết chết chứ không thể thắt cổ tự tử với sợi dây nhựa lõi đồng được tìm thấy ở đâu đó trong văn phòng của ông. Từ nghi vấn này dẫn đến nghi vấn khác: ai là thủ phạm giết chết Nguyễn Hữu Thắng? Phân tích những gì đã xảy ra thì xác suất cao nhất của bàn tay hạ thủ thuộc về những người... “bạn”của Phùng Quang Thanh ở phương Bắc: Trung Nam Hải
Khởi đi từ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Ngày 10/10/2011 dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công xây dựng. Khởi thủy, dự án này có số vốn đầu tư là 552,86 triệu USD trong đó vốn ODA từ Trung cộng 419 triệu USD, vốn tín dụng 169 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 133,86 triệu USD, dự kiến thi công từ tháng 8/2008 và hoàn tất vào tháng 11/2013.
Với số vốn ODQ vay mượn từ Bắc Kinh chiếm gần trọn tổng chi phí dự án, đương nhiên việc thầu công trình rơi vào tay những kẻ "lạ" ở phương Bắc. Tổng thầu là Công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung cộng. Trước khi trúng thầu tại Việt Nam, cục... lục này chưa từng xây dựng tuyến đường sắt đô thị nào theo hình thức tổng thầu EPC (1).
Trong khi dự án bị đình trễ đến 2 năm, thì Tập đoàn cục 6 đường
sắt Trung cộng lại gửi văn bản đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư cho
con đường sắt đi trên... trời này lên tới con số khủng là 891 triệu - tăng đến 339 triệu USD,
tức là tăng gần tới 2/3 so với tổng số vốn đầu tư ban đầu. Vì số vốn
ODQ từ Tàu cộng quá lớn (419 triệu USD) chiếm 3/4 tổng số vốn đầu tư, Bộ
GTVT phải ngậm bồ hòn ký kiến nghị xin Chính phủ cho phép điều chỉnh dự
án theo mức đội khủng của nhà thầu Cục 6.
Tất cả sự việc xảy ra dưới sự lãnh đạo của Cục trưởng Đường Sắt Nguyễn Hữu Thắng.
Trả lời báo chí về đội giá hơn 300 triệu USD của Cục 6 Tàu, Cục Thắng nói: “Mình
đã làm hết mức rồi, nhìn các dự án như tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội hai
lần khởi công đến giờ phút này đã làm được gì đâu. Chúng tôi làm được
nhiều cũng không ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”. (2)
Kết quả của việc đội giá lẫn đến phát biểu này đã dẫn đến quyết định số
1552/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Đinh La Thăng tạm đình chỉ chức vụ đối với
Nguyễn Hữu Thắng vào tháng 3/2014.
Việc không hoàn tất công trình theo dự kiến, cộng với trò đội giá công
trình 339 triệu USD chưa kịp làm nguội nồi súp de dư luận, thì vào ngày
6/11/2014 tại khu vực thi công xây dựng nhà ga Thanh Xuân III, 3 thanh
thép rơi xuống đường làm 1 người chết, 2 người bị thương. Hơn 1 tháng
sau, vào ngày 28 tháng 12, giàn giáo tại khu vực thi công nhà ga bến xe
bị sập.
Trước những sự việc liên tục xảy ra, đi cùng với những phê phán gay gắt
của dư luận đối với Bộ GTVT, ngày 4 tháng 1, 2015 BT Đinh La Thăng triệu
tập ban giám đốc Cục 6 đến họp và chửi như tát nước vào mặt tên Phó
Tổng giám đốc Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung cộng.
.
Trong buổi họp này ông Đinh La Thăng đã lớn tiếng yêu cầu Tập đoàn Cục 6 phải thay thế ngay Tổng chỉ huy công trường, đồng thời cử người khác có trách nhiệm, lương tâm và trình độ sang chỉ huy. Ông Thăng cũng đã đe dọa rằng “Nếu Tập đoàn Cục 6 không chấp nhận, tôi sẽ báo cáo Chính phủ chấm dứt hợp đồng với Tập đoàn Cục 6 và kiến nghị thay Tổng thầu khác. Đây là cơ hội cuối cùng để Tập đoàn Cục 6 khắc phục và sửa sai.” (3)
Sau buổi họp này, Thời Báo Hoàn Cầu của Tàu cộng đã đăng bài viết “Quan chức cấp cao của Việt Nam mắng chửi nhà thầu Trung Quốc, nhân viên người Trung Quốc không thể lên tiếng” (4) tường thuật lại cuộc họp ngày 4.1.2015 và nói rằng ông Đinh La Thăng đã “chửi té tát” vào mặt nhà thầu của họ.
Sau “sự cố chửi té tát vào mặt nhà thầu Tàu cộng”, ngày 06/01/2015, tại
buổi làm việc với Tổng Giám đốc Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt
Tàu cộng là Mã Giang Kiềm, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường buộc
Tổng thầu Tập đoàn Cục 6 phải thay giám đốc điều hành, thay nhà thầu phụ
có năng lực hơn và ký hợp đồng với Tư vấn giám sát (TVGS) phụ của Việt
Nam để giám sát hạng mục xây lắp...
Trước yêu cầu này Mã Giang Kiềm đã phải xuống nước... vâng lệnh: “Căn
cứ chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh La Thăng, chúng tôi đã thay giám đốc dự
án, đã cử giám đốc có năng lực, trình độ, kinh nghiệm sang Việt Nam làm
tổng chỉ huy”. (5)
Ngày 15.01.2015 Bộ Giao thông Vận tải đã đồng ý cho các nhà thầu thi
công trở lại dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông nhưng thử thách
một tháng với yêu cầu đáp ứng đủ bốn điều kiện: (1) Bảo đảm an toàn giao
thông; (2) Đủ máy móc, thiết bị; (3) Bảo đảm tiến độ và (4) Có năng lực
tài chính. Hạn chót để Cục 6 hoàn tất những thử thách này và báo cáo Bộ
GTVT về tình hình thực hiện và kết quả là ngày 25.1.2015. (6)
Một tuần sau khi Đinh La Thăng ra tối hậu thư và 3 ngày trước thời điểm
của hạn chót thử thách, tại trụ sở Cục Đường sắt Việt Nam, số 80 Trần
Hưng Đạo, Hà Nội vào tối 22.1.2015, theo thông tin báo chí trích lại
những tuyên bố của cán bộ công an và y tế: Một nhân viên vệ sinh phát
hiện Cục trưởng Cục Đường sắt chết ở “tư thế treo cổ”. Một sợi dây lõi
đồng bọc nhựa được tìm thấy trong văn phòng. Trên cổ nạn nhân có vết hằn
sây sát do dây để lại.
Liệu lõi đồng bọc nhựa tìm thấy được tại văn phòng đã được cố tình để lại tại tổng hành dinh Cục Đường sắt là một sản phẩm Made in Trung Nam Hải? Liệu những vết hằn trên cổ của đàn em Nguyễn Hữu Thắng là một thông điệp trả đủa từ Bắc Kinh gửi đến đàn anh Đinh La Thăng sau những cú “chửi té tát” vào mặt chủ thầu phương bắc? Liệu cái chết của Nguyễn Hữu Thắng là câu trả lời trước thời hạn cho 4 thử thách của Bộ GTVT để dự án đội giá hơn 300 triệu USD vẫn phải được tiếp tục bởi Cục 6?
Liệu lõi đồng bọc nhựa tìm thấy được tại văn phòng đã được cố tình để lại tại tổng hành dinh Cục Đường sắt là một sản phẩm Made in Trung Nam Hải? Liệu những vết hằn trên cổ của đàn em Nguyễn Hữu Thắng là một thông điệp trả đủa từ Bắc Kinh gửi đến đàn anh Đinh La Thăng sau những cú “chửi té tát” vào mặt chủ thầu phương bắc? Liệu cái chết của Nguyễn Hữu Thắng là câu trả lời trước thời hạn cho 4 thử thách của Bộ GTVT để dự án đội giá hơn 300 triệu USD vẫn phải được tiếp tục bởi Cục 6?
Đinh La Thăng đã từng nói với Tổng thầu Cục 6: “Chúng tôi
không chấp nhận bất cứ trường hợp sự cố hay tai nạn nào xảy ra nữa. Tính
mạng và sự an toàn người dân là lớn nhất, là quan trọng nhất”. (7)
Ngày 26.1.2015, gia đình ông Nguyễn Hữu Thắng cùng với Ban tổ chức lễ
tang do Bộ trưởng Đinh La Thăng làm trưởng ban đã tổ chức lễ truy điệu
và đưa tang ông Thắng về điện táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, Hà Nội.
Trong lúc đưa đồng chí Thắng về gặp bác Hồ lẫn bác Mao, liệu đồng chí
Thăng có nhớ đến lời đã từng nói như trên? Không chấp nhận bất cứ trường
hợp sự cố hay tai nạn nào xảy ra nữa sau cái chết của một người dân vì
thầu Bắc Kinh vào ngày 28/12/2014? Vậy thì ông có chấp nhận cái chết của
đồng chí, đồng nghiệp của ông ngay tại trụ sở Cục Đường sắt Việt Nam?
Hay rồi ông cũng sẽ cho nó đi vào quên lãng theo kiểu... tình hình biển
Đông không có gì mới?
Nguyễn Hữu Thắng không chết vì tự tử. Kẻ nào có động cơ cao hơn Trung Nam Hải trong vụ hạ sát một Thứ trưởng của Bộ GTVT Việt Nam sau những gì đã xảy ra?
Vũ Đông Hà (Danlambaovn)
___________________________________________
Chú thích:
Nguyễn Hữu Thắng không chết vì tự tử. Kẻ nào có động cơ cao hơn Trung Nam Hải trong vụ hạ sát một Thứ trưởng của Bộ GTVT Việt Nam sau những gì đã xảy ra?
Vũ Đông Hà (Danlambaovn)
___________________________________________
Chú thích:
No comments:
Post a Comment