“Mục tiêu đến năm 2010 giải quyết cơ bản không còn người lang thang xin ăn ở TP.”
Nguyễn Văn Xê – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH
Trung tâm hỗ trợ xã hội được giao nhiệm vụ tăng cường khảo sát, phối hợp với các lực lượng công an, thanh niên xung phong, các đoàn thể… tập trung người lang thang về các cơ sở xã hội.
Đường dây nóng của trung tâm sẽ trực 24/24g để tiếp nhận thông tin về người lang thang trên địa bàn TP...
Người nào bị đưa vào Trung tâm hỗ trợ xã hội từ lần thứ hai trở lên thì trung tâm tiếp nhận nuôi dưỡng. Tại đây, các đối tượng được học văn hóa, học nghề và giới thiệu việc làm. Người nước ngoài lang thang xin ăn sẽ được đưa về nước theo quy định...
Việc giải quyết tình trạng người xin ăn lang thang phải được giải quyết theo hướng căn bản, thiết thực và bền vững.”
Mấy bữa sau, cũng báo Tuổi Trẻ buồn rầu cho biết: “Người ăn xin vẫn đầy đường Sài Gòn ngày đầu năm.
Đây không phải là lần đầu tiên “đám ăn mày” hay “tụi ăn xin” đã “làm phiền” công luận. Nhiều năm trước, chính xác là vào ngày 7 tháng 7 năm 2009, báo Pháp Luật cũng đã có lời kêu gọi (thiết tha) tương tự, cùng với nhiều kế hoạch quyết liệt không kém:
“Dự
kiến từ tháng 7-2009, các quận, huyện phải đưa nội dung phát động không
cho tiền người ăn xin sống lang thang nơi công cộng vào buổi họp tổ dân
phố, khu phố.
Ông
Nguyễn Văn Xê, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, cho rằng để giải quyết
tình trạng lang thang xin ăn cần rà soát khu vực, tuyến đường trọng
điểm, phân rõ trách nhiệm của quận, huyện, không để trách nhiệm chung
chung như hiện nay. Có như thế mới mong thực hiện được mục tiêu đến năm
2010 giải quyết cơ bản không còn người lang thang xin ăn ở TP.”
Về “mục tiêu cơ bản” này (hồi đó) ở trong nước, đã có vị độc giả nhận xét như sau:
“Thôi
nói thẳng ra là thế này. Mới đây, UBND TPHCM đã chỉ đạo tăng cường vận
động nhân dân không cho tiền trực tiếp các ‘đối tượng’ lang thang, ăn
xin trên đường phố. Mà cái chỉ đạo này thì thật ra có từ năm 2003 rồi.
Nay thì quyết liệt làm lại...”
Không phải từ năm 2003 đâu mà trước nữa lâu lắm lận, theo lời của nhà báo Văn Lang:
40 năm qua, biết bao nhiêu lần họ mở chiến dịch “thu gom” mà đâu vẫn hoàn đấy, là vì nước nghèo thì ăn mày – ăn xin vẫn cứ tiếp tục sản sinh ra, đem “giấu” đi đâu cho hết?”Sở dĩ cứ phải mở “chiến dịch thu gom” rồi “quyết liệt làm lại” hoài hoài chỉ vì cách “làm sạch” đường phố, theo kiểu “quét” hết ăn xin, của UBND TPHCM đã đi ngược … qui trình: đó là cách quét rác cầu thang bắt đầu từ bậc thấp nhất.
Tại sao cứ chăm chăm lo hốt đám ăn mày mà lại dung túng và bao che cho bọn ăn bẩn. Bọn này ăn tất tần tật. “Ăn của dân không từ một cái gì” nên mới đẩy không ít nạn nhân của chúng vào cảnh phải ăn mày.
Xin đan cử một thí dụ (ngay) trong địa bàn thành phố:
Ngày 8 tháng 8 năm 2010, luật sư Cù Huy Hà Vũ đã nộp đơn “tố cáo và yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự và đưa ra vành móng ngựa tên Lê Thanh Hải, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và đồng bọn do đã đập nhà, cướp đất ở của bà Dương Thị Kính, thân nhân của Ba Liệt sĩ, tại 255/6/27 Ngô Tất Tố, phường 22 quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.”
Đây là một lời tố cáo vô cùng nghiêm trọng nhưng người bị đưa ra trước vành móng ngựa lại không phải là ông UVBCT Lê Thanh Hải (và đồng bọn) mà lại là chính L.S. Cù Huy Hà Vũ với “tội tuyên truyền chống nhà nước,” cùng bản án bảy năm tù giam và ba năm quản chế.
Vụ Án Hai Bao Cao Xu Đã Qua Sử Dụng (theo như cách gọi của dân gian) chung cuộc đã trở thành một màn hài kịch vô duyên và lố bịch. Nó đã không cứu vãn được “thanh danh” cho ông Lê Thanh Hải (đã đành) mà còn khiến cho đương sự trông càng bẩn thỉu hơn.
Câu hỏi đặt ra là đã có bao nhiêu vụ cướp đất tương tự đã xẩy ra ở Sài Gòn, và có bao nhiêu người dân đã trở nên trắng tay rồi buộc phải ngửa tay ăn xin (hay ăn mày) sau những chuyện ăn bẩn như vậy của đám quan chức ở thành phố này?
Trên phạm vi toàn quốc thì có vô số những quan chức cũng đã ăn bẩn hay ăn cướp y như (hay hơn) thế. Chỉ xin nhắc đến hai vị đang được công luận quan tâm (ông Trần Văn Truyền và ông Nguyễn Xuân Phúc) theo như thông tin đọc được trên trang Dân Luận:
“Ông Trần Văn Truyền sở hữu căn biệt thự cùng 4 căn nhà gỗ đặc biệt ở xứ tỉnh Bến Tre, rộng trên 16.000m2 ước tính 24 tỷ riêng tiền đất; 1 căn nhà 300m2 được cấp hồi làm bí thư tỉnh ủy; 1 nhà 200m2 trước cổng chùa Bạch Vân; 3 cơ ngơi ở khu đô thị 5 sao Phú Mỹ Hưng, TP Hồ Chí Minh, do người thân quản lí.
Nhà đất có liên quan đến ông Trần Văn Truyền ước tính trị giá chưa tới 100 tỷ… Còn khối bất động sản của Phó Thủ tướng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc thì lại ở đẳng cấp quốc tế ước tính nhiều nghìn tỷ mà ông Truyền khó có thể so sánh:
Tài sản (tính theo bất động sản) của ông Trần Văn Truyền xem ra vẫn còn khiêm tốn lắm lắm so với khối bất động sản nhiều nghìn tỷ của Phó Thủ tướng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc.
Dù sao thì ông Trần Văn Truyền cũng đã nghỉ hưu, mối họa ông để lại cho nhân dân cũng không lớn lắm nhưng còn ông Phó Thủ tướng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc thì vẫn còn đang đương chức và có khả năng tiến xa hơn nữa … Đây mới là thực sự là nhân tố hút cạn máu Nhân dân …”
Cán bộ Đảng thi nhau “hút cạn máu” thiên hạ thì nhân dân, những kẻ sống trong “thiên đàng của bọn tham nhũng,” tránh sao được cảnh ăn mày?
Đó mới là chuyện ở bình diện cá nhân của một “bộ phận không nhỏ những cán bộ biến chất,” hay còn gọi (theo ngôn ngữ đương đại) là những “bầy sâu,” đang ngày đêm (ngoem ngoém) đục khoét tài ngân khố quốc gia.
Ở bình diện thể chế thì những đường lối và chính sách cướp ngày của Đảng và Nhà Nước (CCRĐ, Hợp Tác Hoá Nông Nghiệp, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Kiểm Kê Tài Sản, Đổi Tiền, Thu Hồi Đất Đai …) đã “sản xuất” ra vô số ăn xin. Đó là chưa kể không ít những chủ trương lớn (Kinh Tế Quốc Doanh Chủ Đạo, Vinashin, Bauxite…) không ngừng đưa cả đất nước và dân tộc đến mứcbần cùng.
Hãy đọc qua vài tiêu đề trên cùng một tờ báo, báo Pháp Luật:
Gia cảnh cơ cực của hai cụ già 10 năm xích chân con
Đắng lòng gia cảnh thanh niên nhặt rác chết cóng
Rơi nước mắt cảnh mẹ già nuôi 3 con bị tâm thần
Cha già bươn chải nuôi 2 con tâm thần
Bên dưới những bài viết thương tâm này thường có đôi dòng viết phụ:
Mọi sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm xin gửi về địa chỉ:
- Cụ Nguyễn Văn Thân
Xóm 2, xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- BáoĐời sống & Pháp luật tại Miền Trung
Số 03, Đại lộ Lê Nin, TP Vinh – Nghệ An; ĐT/Fax: 038.8601010;
Số tài khoản: 0191012468008, Ngân hàng Bảo Việt Nghệ An, chủ tài khoản: Báo Đời sống & Pháp luật tại Miền Trung.
Mỗi tuần tôi nhận được qua bưu điện bốn tờ tuần báo: Sống(phát hành từ Westminster, California)Thời Báo (Cheektowaga, New York)Trẻ (Dallas, Texas) và Việt Tribune (San Jose, California). Trừ tờ cuối cùng, ba tờ còn lại đều có mục “Những Tấm Lòng Vàng” hay “Trang Tương Trợ” với tên tuổi, địa chỉ, và hình ảnh những đồng bào đang lâm trọng bệnh hay rơi vào hoàn cảnh cực kỳ bi đát – ở quê nhà – cùng với lời kêu gọi xin độc giả hảo tâm giúp đỡ.
Sống trong một đất nước không có mạng lưới an sinh xã hội để nâng đỡ những người neo đơn, thất thế, già yếu, bệnh tật .. thì người dân còn biết trông chờ và đâu – ngoài lòng hảo tâm của tha nhân. Chớ không ngửa tay xin thì biết làm sao khác.
Sự giúp đỡ không chỉ giới hạn ở mức độ cá nhân. Thử “google” vài cụm từ, như “giúp đỡ xây cầu” (chả hạn) trong vòng năm mươi giây sẽ thấy hơn chục ngàn “kết quả” – đại loại như:
- Nhóm Việt kiều xây hơn 100 chiếc cầu cho quê hương
- Bạn đọc Dân trí ủng hộ xây cầu Dân trí ở Quảng Bình gần 1,3 tỷ đồng
- Độc giả VnExpress quyên góp xây cầu vượt sông Pôkô
Một cá nhân, một gia đình, hoặc ngay cả một tập thể người (đôi lúc) cũng cần đến sự trợ giúp khi hoạn nạn nhưng một quốc gia thì không thể theo đuổi chính sách sống nhờ vào lòng từ thiện, vào kiều hối, hay vay vốn ODA nước ngoài – mãi mãi – như vậy được.
Vậy mà đây lại là một trong những chủ trương và chính sách (lớn) của Đảng và Nhà Nước,theo như nhận định của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn:
“VN cũng là nước chuyên xin xỏ: suốt năm này sang năm khác, quan chức VN ngửa tay xin viện trợ từ rất nhiều nước trên thế giới. Xin nhiều đến nỗi có quan chức nước ngoài phàn nàn nói ‘Sao chúng mày nói là chúng mày rất thông minh và cần cù mà cứ đi xin hoài vậy. Dân xứ tao phải làm lụng vất vã mới có tiền cho chúng mày’. Thật là nhục. Xin người ta thì nhiều mà khi người ta gặp nạn thì VN chẳng đóng góp bao nhiêu.
Nếu không xin thì cũng đi vay. VN bây giờ là một con nợ quốc tế. Nợ ngân hàng thế giới, nợ ngân hàng ADP, nợ đủ thứ ngân hàng và nợ đủ các nước. Chính phủ thì nói nợ công của VN là 54%, nhưng các chuyên gia độc lập thì nói con số cao hơn nhiều và ở mức báo động đỏ (tức là sắp vỡ nợ?). Con số có lẽ quá lớn để cảm nhận, các nhà kinh tế học ước tính dùm cho chúng ta: mỗi một đứa trẻ mới ra đời ở VN hiện nay phải gánh một món nợ công 1000 USD.”
Vừa mở mắt chào đời đã mang một đống nợ nần, rồi lớn lên trong một xứ sở “chuyên xin xỏ” thì thế hệ tương lai e (lại) cũng sẽ lâm vào cảnh ăn mày thôi – nếu chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại.
© Tưởng Năng Tiếng
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment