Theo tin từ nước Anh, vụ án liên quan tới việc trả
học phí cho Lê Đức Minh, con trai ông Lê Đức Thúy đã được đưa ra xét xử.
Doanh nhân người Anh, Bill Lowther, 71 tuổi, cựu giám đốc của một công
ty có trụ sở tại London, liên doanh với công ty Úc châu Securency, đã bị
cơ quan chống hối lộ của Anh buộc tội. Trong phiên tòa dự diễn ra hôm
20 tháng Chín, doanh nhân này được nộp tiền thế chân để tại ngoại trong
khi quá trình điều tra vẫn tiếp tục.
Cơ quan chống tham nhũng của Anh xác nhận rằng, Bill Lowther đã đứng ra dàn xếp một chỗ học cao học cho con ông Thúy ở Đại học Durham và sau đó trả học phí cho anh ta trong thời gian học, tức 2 năm 2003 và 2004.
Đó cũng là thời gian mà cha của Minh là ông Lê Đức Thúy giữ chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trên cương vị này, năm 2003, ông Thúy đã dành hợp đồng tin tiền Polymer cho công ty Úc có tên là Securency. Cuộc điều tra của cảnh sát Úc cũng cho biết, Securency thông qua công ty trung gian do Lương Ngọc Anh -một đại tá tình báo công an, có quan hệ thân thiết với 2 ông Lê Đức Thúy và Nguyễn Tấn Dũng – làm giám đốc, chi trả khoảng 12 triệu Úc Kim cho việc chạy hợp đồng.
Năm 2007, thủ tướng Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm ông Thúy vào chức vụ Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và ông Thúy ở cương vị này cho tới khi về hưu vào tháng Tư vừa rồi.
Tính đến nay, phía Úc đã bắt giữ 7 viên chức liên quan và nhiều lần nêu đích danh một số quan chức Việt Nam dính líu trong vụ việc này.
Vụ án đã được báo chí hải ngoại đăng tải nhiều lần, với các tình tiết liên tục cập nhật, nên xin không đề cập sâu thêm nữa.
Chuyện con cái quan chức cỡ bự đi du học, có người khác trả tiền đã được xì xầm lâu nay trong xã hội Việt Nam, tuy báo chí trong nước không dám đề cập tới. Câu hỏi được đặt ra là, ai đã trả học phí cho các con ông Dũng?
Thủ tướng Dũng có 3 con
Nguyễn thanh Nghị. Ảnh: Soha
Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976, hiện là Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh.
Tốt nghiệp đại học kiến trúc Tp. HCM, ít năm sau, Nghị sang Mỹ học tiến sĩ. Năm 2006 Nghị bảo vệ xong tiến sĩ ngành Kỹ sư công chính tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ.
Như vậy Nguyễn Thanh Nghị cũng theo học tiến sĩ ở Mỹ vào khoảng thời gian cùng với Minh, tức 2003- 2006.
Con thứ hai của thủ tướng Dũng là Nguyễn Thanh Phượng, hiện là chủ tịch Hội đồng quản trị một quỹ đầu tư VietCapital với số vốn khoảng trăm triệu đô la. Nguyễn Thanh Phượng sinh năm 1981, tốt nghiệp đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 2002, sau đó học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Đại học quốc tế tại Geneva, Thụy Sĩ. Tra cứu cả 2 tên “International University in Geneva” và “University of Geneva” đều không thấy tên cô, nên không rõ cô đã theo học trong thời gian cụ thể nào và ở trường nào.
Nguyễn thanh Phượng. Ảnh: vietstock.vn
Có thể tính như sau, vào năm 2006 Phượng làm cho tập đoàn Holcim của Thụy Sĩ và sau đó là phó giám đốc tài chính của công ty liên doanh giữa Holcim và một doanh nghiệp ở Kiên Giang mà gia đình cô có ‘mối liên hệ mật thiết’. Khi đi làm, Phượng đã tốt nghiệp MBA rồi. Như vậy Thanh Phượng đi học cao học cùng thời gian với Lê Đức Minh và Nguyễn Thanh Nghị, khoảng năm 2003-2005, 2006 gì đó. Năm 2008, Phượng lấy Nguyễn Bảo Hoàng, một Việt kiều Mỹ, con của cựu quan chức Việt Nam Cộng Hòa.
Người con thứ ba của ông Dũng là Nguyễn Minh Triết. Trước khi đi chi tiết về Triết, xin lòng vòng một chút.
Cách đây chừng vài năm, một sinh viên Việt Nam theo học ở Anh quả quyết rằng, anh ta học cùng với con trai thứ 3 của thủ tướng Dũng là Nguyễn Minh Triết. Lúc đó người viết đã nhất định không tin và cho rằng cậu ấy nhầm, Nguyễn Tấn Dũng chỉ có 2 con thôi. Nhưng những tra cứu trên Internet sau đó đã cho thấy, đương kim thủ tướng Dũng có cậu út tên Nguyễn Minh Triết.
Nguyễn minh Triết. Ảnh: internet
Chuyện ông Dũng có đứa con thứ ba là không bình thường với một nước áp dụng rất ngặt nghèo việc sinh đẻ có kế hoạch, nhất là với cán bộ trong bộ máy nhà nước. Những người vì lý do gì đó, sinh con thứ 3 đều bị kỷ luật từ khiển trách, hạ bậc lương cho tới khai trừ đảng và đều gặp trở ngại trên con đường thăng tiến.
Người anh họ của tôi ở Hà Nội, có 2 con gái, chỉ vì sức ép của gia tộc, muốn có thằng cu ‘chống gậy’ đã lặng lẽ sinh thêm con thứ 3. Anh phải bày mưu tính kế, khi bụng vợ lùm lùm liền đưa về quê sinh nở, gần năm sau mới lên. Đứa con trai mới sinh anh cũng không dám hé răng kể với ai. Vậy mà vài năm sau, lúc ngấp nghé ghế viện trưởng thì chuyện của anh bị bại lộ. Vậy là ‘xôi hỏng bỏng không’, anh phải xin ra khỏi đảng và từ trưởng phòng bị giáng xuống phó phòng. Tất nhiên, cái ghế viện trưởng đã có kẻ khác ngồi thay.
Không biết thủ Dũng đã ‘lách luật’ kiểu gì, để nếp tẻ đề huề mà vẫn có cậu thứ 3 và còn ngồi ở vị trí đỉnh cao quyền lực ở Việt Nam tới 2 nhiệm kỳ?
Theo bạn sinh viên nọ, Triết sang Anh học từ bậc phổ thông, sau đó học tiếp lên đại học tại Anh. Một nguồn tin khá tin cậy cho hay, năm ngoái Triết đã về bộ Quốc Phòng, được bổ nhiệm vào một vị trí rất ‘thơm tho’.
Như vậy, trong cùng một thời gian, ông Dũng nuôi 3 đứa con ăn học ở nước ngoài, một ở Mỹ, một ở Thụy Sĩ và con thứ 3 học phổ thông và đại học tại Anh.
Lương của thủ tướng Việt Nam là bao nhiêu?
Ở một nước dân chủ, lương tổng thống, thủ tướng hay các vị bộ trưởng đều được công khai. Nhưng ở nước ta, đó là ‘bí mật quốc gia’. Léng phéng làm lộ ‘bí mật quốc gia’ có thể đi tù như chơi.
Thử tìm hiểu qua Google cho kết quả như sau:
Phó thủ tướng Vũ Khoan khi tới thăm Công ty sữa Việt Nam đã phát biểu, lương thủ tướng Việt Nam thua lương công nhân. Nguyên văn: “Các bạn nghĩ rằng lương của tôi đuợc bao nhiêu? Mới đây, tôi có đi thăm Cty sữa Việt Nam, hỏi chuyện anh em công nhân mới hay là lương của mình còn thua lương anh em. Dẫu sao, tôi cũng thấy mừng vì chuyện này...”
Ông Vũ Khoan cũng nói thêm: “Tôi biết lương của các nguyên thủ nước ngoài rất cao, như lương của Thủ tướng Singapore cao hơn mấy lần so với lương Tổng thống Hoa Kỳ. Thế nhưng quan điểm của Chính phủ chúng tôi là một viên chức Nhà nước không thể hưởng lương quá cao so với những người đã hy sinh xương máu của mình vì sự độc lập và thống nhất của tổ quốc”.
Cách đây vài năm, cộng đồng mạng có cuộc tranh luận xung quanh mức lương của thủ tướng Việt Nam, nhưng không ai có câu trả lời cụ thể. Mức lương nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam vào khoảng 3,8 triệu đồng, ở thời điểm năm 2005. Từ đó tới nay, lương cơ bản đã được điều chỉnh vài lần nhưng có lẽ không thể quá 10 triệu. Chắc chắn, không ai có thể ăn học nổi ở nước ngoài với khoản tiền ấy.
Vậy ông Dũng đã dùng tiền ở đâu để cùng lúc chi trả cho 3 con ăn học ở nước ngoài. Nếu không phải là ông, thì ai, công ty nào, doanh nghiệp nào đã trả những khoản tiền này?
Khi nhậm chức năm 2006, ông Dũng cũng đồng thời giữ chức vụ Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Chống tham nhũng.
Trong 5 năm qua, dưới sự chỉ đạo của ông, không có một vụ tham nhũng lớn nào được phát hiện. Những vụ như PCI hay in tiền polymer đều do các nước có liên quan điều tra ra và Việt Nam hết sức lừng khừng trong việc hợp tác.
Chỉ số tham nhũng ở Việt Nam, theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế vào tháng 10 năm ngoái, ở mức 2,7 trên thang điểm 10 và Việt Nam là một trong số những nước xếp hạng chót.
Có lẽ không quá khó hiểu, tại sao việc chống tham nhũng của Việt Nam lại lẹt đẹt như vậy. Thử điểm qua tài sản của gia đình ông Trưởng ban qua từ khóa “tài sản Nguyễn Tấn Dũng“, cũng có thể thấy ti tỉ thứ; từ nhà thờ họ to như cái đình, hãng taxi, bệnh viện, ngân hàng, dự án đất đai, cho tới cây xăng.v.v. Trưởng ban TW chống tham nhũng nuôi 3 con ăn học nước ngoài và sở hữu khối tài sản lớn như vậy, thì liệu ông có thể chống ai, chống cái gì, chống ra sao?
Tất nhiên, chẳng có gì để kiếm chứng những thông tin này, trừ khi một cuộc cách mạng hoa Nhài, hoa Sen nào đó xảy ra thì người ta mới có thể biết được tương đối chính xác con số đó. Nó là bao nhiêu triệu/ tỉ đô- la?
Nhưng có điều chắc chắn là, ở một nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ mức 1000 đô-la/năm, thì sự giầu có bất thường của giới quan chức không phải là một dấu hiệu lành mạnh.
Và, dù ông Dũng tự trả tiền ăn học cho 3 con, hay ai đó đã ‘giúp’ ông thì đó đều là những đồng tiền bất minh.
Mạc Việt Hồng
© Đàn Chim Việt
Cơ quan chống tham nhũng của Anh xác nhận rằng, Bill Lowther đã đứng ra dàn xếp một chỗ học cao học cho con ông Thúy ở Đại học Durham và sau đó trả học phí cho anh ta trong thời gian học, tức 2 năm 2003 và 2004.
Đó cũng là thời gian mà cha của Minh là ông Lê Đức Thúy giữ chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trên cương vị này, năm 2003, ông Thúy đã dành hợp đồng tin tiền Polymer cho công ty Úc có tên là Securency. Cuộc điều tra của cảnh sát Úc cũng cho biết, Securency thông qua công ty trung gian do Lương Ngọc Anh -một đại tá tình báo công an, có quan hệ thân thiết với 2 ông Lê Đức Thúy và Nguyễn Tấn Dũng – làm giám đốc, chi trả khoảng 12 triệu Úc Kim cho việc chạy hợp đồng.
Năm 2007, thủ tướng Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm ông Thúy vào chức vụ Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và ông Thúy ở cương vị này cho tới khi về hưu vào tháng Tư vừa rồi.
Tính đến nay, phía Úc đã bắt giữ 7 viên chức liên quan và nhiều lần nêu đích danh một số quan chức Việt Nam dính líu trong vụ việc này.
Vụ án đã được báo chí hải ngoại đăng tải nhiều lần, với các tình tiết liên tục cập nhật, nên xin không đề cập sâu thêm nữa.
Chuyện con cái quan chức cỡ bự đi du học, có người khác trả tiền đã được xì xầm lâu nay trong xã hội Việt Nam, tuy báo chí trong nước không dám đề cập tới. Câu hỏi được đặt ra là, ai đã trả học phí cho các con ông Dũng?
Thủ tướng Dũng có 3 con
Nguyễn thanh Nghị. Ảnh: Soha
Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976, hiện là Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh.
Tốt nghiệp đại học kiến trúc Tp. HCM, ít năm sau, Nghị sang Mỹ học tiến sĩ. Năm 2006 Nghị bảo vệ xong tiến sĩ ngành Kỹ sư công chính tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ.
Như vậy Nguyễn Thanh Nghị cũng theo học tiến sĩ ở Mỹ vào khoảng thời gian cùng với Minh, tức 2003- 2006.
Con thứ hai của thủ tướng Dũng là Nguyễn Thanh Phượng, hiện là chủ tịch Hội đồng quản trị một quỹ đầu tư VietCapital với số vốn khoảng trăm triệu đô la. Nguyễn Thanh Phượng sinh năm 1981, tốt nghiệp đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 2002, sau đó học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Đại học quốc tế tại Geneva, Thụy Sĩ. Tra cứu cả 2 tên “International University in Geneva” và “University of Geneva” đều không thấy tên cô, nên không rõ cô đã theo học trong thời gian cụ thể nào và ở trường nào.
Nguyễn thanh Phượng. Ảnh: vietstock.vn
Có thể tính như sau, vào năm 2006 Phượng làm cho tập đoàn Holcim của Thụy Sĩ và sau đó là phó giám đốc tài chính của công ty liên doanh giữa Holcim và một doanh nghiệp ở Kiên Giang mà gia đình cô có ‘mối liên hệ mật thiết’. Khi đi làm, Phượng đã tốt nghiệp MBA rồi. Như vậy Thanh Phượng đi học cao học cùng thời gian với Lê Đức Minh và Nguyễn Thanh Nghị, khoảng năm 2003-2005, 2006 gì đó. Năm 2008, Phượng lấy Nguyễn Bảo Hoàng, một Việt kiều Mỹ, con của cựu quan chức Việt Nam Cộng Hòa.
Người con thứ ba của ông Dũng là Nguyễn Minh Triết. Trước khi đi chi tiết về Triết, xin lòng vòng một chút.
Cách đây chừng vài năm, một sinh viên Việt Nam theo học ở Anh quả quyết rằng, anh ta học cùng với con trai thứ 3 của thủ tướng Dũng là Nguyễn Minh Triết. Lúc đó người viết đã nhất định không tin và cho rằng cậu ấy nhầm, Nguyễn Tấn Dũng chỉ có 2 con thôi. Nhưng những tra cứu trên Internet sau đó đã cho thấy, đương kim thủ tướng Dũng có cậu út tên Nguyễn Minh Triết.
Nguyễn minh Triết. Ảnh: internet
Chuyện ông Dũng có đứa con thứ ba là không bình thường với một nước áp dụng rất ngặt nghèo việc sinh đẻ có kế hoạch, nhất là với cán bộ trong bộ máy nhà nước. Những người vì lý do gì đó, sinh con thứ 3 đều bị kỷ luật từ khiển trách, hạ bậc lương cho tới khai trừ đảng và đều gặp trở ngại trên con đường thăng tiến.
Người anh họ của tôi ở Hà Nội, có 2 con gái, chỉ vì sức ép của gia tộc, muốn có thằng cu ‘chống gậy’ đã lặng lẽ sinh thêm con thứ 3. Anh phải bày mưu tính kế, khi bụng vợ lùm lùm liền đưa về quê sinh nở, gần năm sau mới lên. Đứa con trai mới sinh anh cũng không dám hé răng kể với ai. Vậy mà vài năm sau, lúc ngấp nghé ghế viện trưởng thì chuyện của anh bị bại lộ. Vậy là ‘xôi hỏng bỏng không’, anh phải xin ra khỏi đảng và từ trưởng phòng bị giáng xuống phó phòng. Tất nhiên, cái ghế viện trưởng đã có kẻ khác ngồi thay.
Không biết thủ Dũng đã ‘lách luật’ kiểu gì, để nếp tẻ đề huề mà vẫn có cậu thứ 3 và còn ngồi ở vị trí đỉnh cao quyền lực ở Việt Nam tới 2 nhiệm kỳ?
Theo bạn sinh viên nọ, Triết sang Anh học từ bậc phổ thông, sau đó học tiếp lên đại học tại Anh. Một nguồn tin khá tin cậy cho hay, năm ngoái Triết đã về bộ Quốc Phòng, được bổ nhiệm vào một vị trí rất ‘thơm tho’.
Như vậy, trong cùng một thời gian, ông Dũng nuôi 3 đứa con ăn học ở nước ngoài, một ở Mỹ, một ở Thụy Sĩ và con thứ 3 học phổ thông và đại học tại Anh.
Lương của thủ tướng Việt Nam là bao nhiêu?
Ở một nước dân chủ, lương tổng thống, thủ tướng hay các vị bộ trưởng đều được công khai. Nhưng ở nước ta, đó là ‘bí mật quốc gia’. Léng phéng làm lộ ‘bí mật quốc gia’ có thể đi tù như chơi.
Thử tìm hiểu qua Google cho kết quả như sau:
Phó thủ tướng Vũ Khoan khi tới thăm Công ty sữa Việt Nam đã phát biểu, lương thủ tướng Việt Nam thua lương công nhân. Nguyên văn: “Các bạn nghĩ rằng lương của tôi đuợc bao nhiêu? Mới đây, tôi có đi thăm Cty sữa Việt Nam, hỏi chuyện anh em công nhân mới hay là lương của mình còn thua lương anh em. Dẫu sao, tôi cũng thấy mừng vì chuyện này...”
Ông Vũ Khoan cũng nói thêm: “Tôi biết lương của các nguyên thủ nước ngoài rất cao, như lương của Thủ tướng Singapore cao hơn mấy lần so với lương Tổng thống Hoa Kỳ. Thế nhưng quan điểm của Chính phủ chúng tôi là một viên chức Nhà nước không thể hưởng lương quá cao so với những người đã hy sinh xương máu của mình vì sự độc lập và thống nhất của tổ quốc”.
Cách đây vài năm, cộng đồng mạng có cuộc tranh luận xung quanh mức lương của thủ tướng Việt Nam, nhưng không ai có câu trả lời cụ thể. Mức lương nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam vào khoảng 3,8 triệu đồng, ở thời điểm năm 2005. Từ đó tới nay, lương cơ bản đã được điều chỉnh vài lần nhưng có lẽ không thể quá 10 triệu. Chắc chắn, không ai có thể ăn học nổi ở nước ngoài với khoản tiền ấy.
Vậy ông Dũng đã dùng tiền ở đâu để cùng lúc chi trả cho 3 con ăn học ở nước ngoài. Nếu không phải là ông, thì ai, công ty nào, doanh nghiệp nào đã trả những khoản tiền này?
Khi nhậm chức năm 2006, ông Dũng cũng đồng thời giữ chức vụ Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Chống tham nhũng.
Trong 5 năm qua, dưới sự chỉ đạo của ông, không có một vụ tham nhũng lớn nào được phát hiện. Những vụ như PCI hay in tiền polymer đều do các nước có liên quan điều tra ra và Việt Nam hết sức lừng khừng trong việc hợp tác.
Chỉ số tham nhũng ở Việt Nam, theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế vào tháng 10 năm ngoái, ở mức 2,7 trên thang điểm 10 và Việt Nam là một trong số những nước xếp hạng chót.
Có lẽ không quá khó hiểu, tại sao việc chống tham nhũng của Việt Nam lại lẹt đẹt như vậy. Thử điểm qua tài sản của gia đình ông Trưởng ban qua từ khóa “tài sản Nguyễn Tấn Dũng“, cũng có thể thấy ti tỉ thứ; từ nhà thờ họ to như cái đình, hãng taxi, bệnh viện, ngân hàng, dự án đất đai, cho tới cây xăng.v.v. Trưởng ban TW chống tham nhũng nuôi 3 con ăn học nước ngoài và sở hữu khối tài sản lớn như vậy, thì liệu ông có thể chống ai, chống cái gì, chống ra sao?
Tất nhiên, chẳng có gì để kiếm chứng những thông tin này, trừ khi một cuộc cách mạng hoa Nhài, hoa Sen nào đó xảy ra thì người ta mới có thể biết được tương đối chính xác con số đó. Nó là bao nhiêu triệu/ tỉ đô- la?
Nhưng có điều chắc chắn là, ở một nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ mức 1000 đô-la/năm, thì sự giầu có bất thường của giới quan chức không phải là một dấu hiệu lành mạnh.
Và, dù ông Dũng tự trả tiền ăn học cho 3 con, hay ai đó đã ‘giúp’ ông thì đó đều là những đồng tiền bất minh.
Mạc Việt Hồng
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment