Danh Ngôn

Danh Ngôn

Lời Vàng ý Ngọc

Lời Vàng ý Ngọc

Thursday, January 10, 2019

CƯỚP ĐƯỢC MIỀN NAM, TẤT CẢ LÀ CỦA TAO

(Vườn rau Lộc Hưng cũng vậy thôi)

Giải phóng miền Nam, chúng ta có quyền tịch thu tài sản, trưng dụng nhà cửa, hãng xưởng, ruộng đất chúng nó. 
Xe chúng nó ta đi, vợ chúng nó ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ. Còn chúng nó thì ta đày đi lao động khổ sai vùng kinh tế mới vào nơi rừng sâu nước độc. Chúng nó sẽ chết lần mòn
…(Đỗ Mười) ”.
Đài, tivi, tủ lạnh, xe Honda, quạt đã được khuân ra bắc sau 1975. Giải phóng xong, tất cả đều là “phần thưởng”. Đất đai cũng vậy. Nguồn gốc của vườn rau Lộc Hưng là do bà con người Bắc di cư vào Nam được bên công giáo cấp cho, khai hoang để trồng rau sinh sống(theo người dân).
Họ canh tác ở đây từ những năm 1954 đến bây giờ . Năm 1999 bên anh Phan Văn Khải có quyết định kê khai, làm giấy tờ thủ tục đất đai cho bà con trên cả nước. Cụ thể nhưng ai có đất sử dụng đất ổn định từ trước 15/10/1993 (ngày luật Đất đai 1993 có hiệu lực pháp luật), Nhà nước có trách nhiệm phải công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân mà không truy nguyên nguồn gốc.”
“Sở dĩ có chính sách này là xuất phát từ bất cập của luật Đất đai năm 1987. Theo luật Đất đai năm 1987, người dân không được tặng cho, mua bán, thế chấp, cầm cố, để lại thừa kế đối với quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, chính sách này đi ngược lại với quy luật khách quan, trên thực tế người dân vẫn mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, cầm cố, thế chấp… mà nhà nước không thể kiểm soát được.
“Do đó, buộc chính quyền phải sửa đổi luật Đất đai năm 1987 bằng luật Đất đai năm 1993 (có hiệu lực kể từ ngày 15/10/1993). Theo Luật mới, người dân được quyền chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố, thế chấp, để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Để giải quyết hậu quả của các giao dịch trái pháp luật đã diễn ra trước 15/10/1993, nhà nước yêu cầu người dân kê khai việc sử dụng đất. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, bằng quyền lực nhà nước, nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để công nhận theo hiện trạng sử dụng đất của người dân trên cơ sở kê khai sử dụng đất của người dân.”
Như vậy chúng ta thấy rằng người dân Lộc Hưng hoàn toàn có quyền sở hữu hợp pháp đối với mảnh đất này. Những người dân ở đây từ năm 1999 đã từng gửi nhiều đơn từ xin xác nhận, cấp phép quyền sử dụng đất. Tuy nhiên chưa nhận được sự giải quyết của chính quyền. Bên văn phòng Thủ tướng Chính phủ cũng đã hai lần có văn bản hối thúc chính quyền địa phương giải quyết việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con nhưng chính quyền địa phương không giải quyết. Và đến bây giờ, trước khi cưỡng chế cũng không có văn bản nào yêu cầu cưỡng chế hay đàm phán với bà con ở đây ngoài tờ giấy quyết định sơ sài của phường.
Bên thành phố nói rằng xây dự án trường học ở đây. Nhưng có chắc chắn là sẽ xây trường học hay không? Hay là cho dự luận chìm xuống rồi giao cho doanh nghiệp bất động sản, hủy dự án trường học?
Không chỉ riêng gì vụ Lộc Hưng mà ở khắp miền Nam, khắp cả nước đang diễn ra tình trạng thu hồi, cưỡng chế đất và đánh đập , bắt bớ dân vô tội vạ. 

  Đến bây giờ câu hát “bao năm giải phóng như thế này phải không anh?” vẫn còn nguyên giá trị không chỉ với người miền Nam mà nó còn với cả nước này. 

Và đặc biệt, vườn rau Lộc Hưng rất nhạy cảm về chính trị. Người Bắc di cư 1954 là người rất ghét, căm thù, ghê tởm cộng sản. Và đây lại là nơi có nhiều người theo Thiên Chúa giáo. Có phải chính quyền thành hồ đang cố tình chọc ngoáy vào đây chăng?
Nguyễn Việt Nam|
(chantroimoimedia)

No comments:

Post a Comment