Danh Ngôn

Danh Ngôn

Lời Vàng ý Ngọc

Lời Vàng ý Ngọc

Friday, June 1, 2018

Lộ diện nhóm lợi ích đang tranh nhau hút máu dân từ dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Các nhà quy hoạch đô thị, một số lãnh đạo TP HCM và nhiều doanh nghiệp cá mập Việt Nam coi dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm là hiện thân của giấc mơ Việt thế kỷ 21.
 Và để theo đuổi giấc mơ đó, người ta sẵn sàng làm nhiều điều tán tận lương tâm: cưỡng chiếm hàng ngàn căn nhà, phá hủy hàng loạt công trình tín ngưỡng tôn giáo có lịch sử lâu đời trên mảnh đất này. 

Ít ai biết rằng, cái dự án “tiểu Singapore” chỉ là công cụ được lên kế hoạch để làm giàu cho nhóm lợi ích đứng sau có âm mưu rào thửa, phân lô, bán nền đút túi hàng ngàn tỷ đồng.

Dự án “tiểu Singapore” chỉ là công cụ được lên kế hoạch để làm giàu cho nhóm lợi ích đứng sau có âm mưu rào thửa, phân lô, bán nền đút túi hàng ngàn tỷ đồng.

Ngay từ năm 1996, với chủ trương xây dựng một khu đô thị mới tại bán đảo Thủ Thiêm, các cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh đã tiến hành quy hoạch thu hồi đất để triển khai siêu dự ánKhu đô thị mới Thủ Thiêm (KĐTM TT).
Tuy nhiên, Thanh tra chính phủ nhiều lần kết luận và ngay cả thanh tra TP HCM cũng đã khẳng định dự án này có rất nhiều sai phạm: không có phương án đền bù, thu hồi đất khi chưa có quyết định, thu hồi đất vượt ranh quy hoạch, vi phạm vị trí giới hạn quy hoạch mà Chính phủ cho phép,… Nhưng sau cùng, một số lãnh đạo TP chỉ trả lời một câu vô trách nhiệm: Vì dự án quá lớn, không thể quản lý. Vậy khả năng của lãnh đạo TP là quản lý cái gì? Phải chăng là để dung túng, cấu kết tạo thành nhóm lợi ích để cướp đất, coi thường tính mạng và tài sản của dân, bấp chấp vi phạm pháp luật?
Cưỡng, chiếm đất vượt mức quy hoạch
Dự án KĐTM TT bị phát hiện hành vi cưỡng chiếm, giải tỏa đến 150%, vượt mức quy hoạch được Chính phủ cho phép 50,1% (lệnh thu hồi là 621 ha nhưng cưỡng chế tới 938ha). Cụ thể, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm với quy mô tại 5 phường: Thủ thiêm, An Lợi Đông, một phần phường An khánh, Bình An và Bình Khánh. Nhưng không hiểu sao việc quy hoạch lại tùy tiện lấy thêm: Khu phố 5 và 6 phường An Khánh, khu phố 1 phường Bình An. Khu phố 1 và 2 phường Bình Khánh, hoàn toàn nằm ngoài ranh quy hoạch và ranh thu hồi đất.
Vẫn chưa lấp đầy được lòng tham, vì lợi nhuận quá lớn và lợi ích nhóm quá mạnh. Họ coi thường, chà đạp Nghị quyết của Đảng, luật pháp Nhà nước, quyết cướp thêm nhà đất của nhân dân, nên lại tự ý mở rộng ra thêm 3 phường: Cát Lái, An Phú và Thạnh Mỹ Lợi.
Để lấp liếm việc thu hồi gian lận, nhóm lợi ích hợp pháp hóa hành vi cướp đất, giấu nhẹm bản đồ theo Quyết Định 367/TTg đã được Thủ tướng phê duyệt. Sau đó, họ đẻ ra bản đồ số 13585/ KTST-QH, bản đồ 02BB, theo mô tả như ranh quyết định 367, nhưng lại vẽ không ranh quy hoạch và thu hồi lớn hơn thêm 152 ha. Thế lực nào mà dám chống lại và thay đổi cả quyết định của Thủ tướng? Ắt hẳn thế lực đó rất lớn.

Nhưng không hiểu sao việc quy hoạch lại tùy tiện lấy thêm: Khu phố 5 và 6 phường An Khánh, khu phố 1 phường Bình An.

Gia đình bà Lê Thị Thu Hương ở số C8/9, đường Lương Định Của, phường Bình Khánh, Quận 2 từng sở hữu căn nhà 1 trệt, 1 lầu, diện tích 130,29m2, nằm ngoài khu quy hoạch đô thị mới Thủ Thiêm. Dù chưa nhận được quyết định thu hồi nhà và đất từ phía chính quyền nhưng đến ngày 26/9/2011, ông Nguyễn Cư, Phó Chủ tịch (nay là Chủ tịch) UBND Quận 2 kí quyết định số 12612/QĐ-UBND cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ bà Hương. Không chỉ bà Hương, hãy còn rất nhiều hộ dân rơi vào cảnh mất nhà hết sức vô lý như vậy: ông Nguyễn Văn Khương (3 căn nhà mặt tiền đường Lương Định Của), nhà chị Nguyễn Thị Trúc Ly (mặt tiền đường Trần Não),… Vì quá phẫn uất, bà Hương cùng 14 hộ dân ra Hà Nội gửi đơn kêu cứu, thì được đại diện Văn phòng Chính phủ gửi UBND thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu giải quyết. Bà Hương đem các văn bản trên nộp cho phường Bình Khánh thì ông Vũ Hoài Phương, Chủ tịch UBND phường Bình Khánh quẳng ngay ra ngoài, tuyên bố: “Loại giấy này không có tác dụng”. Còn ông Đỗ Duy Thụy, Phó Chủ tịch UBND phường tuyên bố trước 15 hộ dân khiếu nại: “Phép vua thua lệ làng, đi đâu cũng phải quay về đây giải quyết”.
Điều khiến người ta căm phẫn hơn cả là, trong khi căn nhà lầu của bà Hương có chủ quyền hợp pháp thì chỉ được đền bù với giá 2,56 triệu đồng/m2, thì giá đất mà một số lãnh đạo Quận 2 bán cho nhà đầu tư lên tới 100 triệu đồng/m2. Không chỉ nhà bà Hương, còn rất nhiều hộ dân bị ép đền bù với giả rẻ như bèo, tức là nhờ dự án KĐT TT một số quan chức Quận 2 đã đút túi hàng tỷ đồng. Thử hỏi có người dân nào chịu đựng nổi sự bất công ấy?
Rõ ràng một số lãnh đạo Quận 2 cố tình chà đạp luật pháp quốc gia, làm mất niềm tin của người dân, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân và hơn thế nữa còn làm thiệt hại mọi mặt cho nhà nước. Điều này khiến người ta hoài nghi về một thế lực chống lưng “máu mặt”, dám cả gan coi thường kỷ cương phép nước. Không ai dám đụng tới họ, dù lò đã nóng lên rồi, củi cũng đã khô nhưng tại sao vẫn không đốt được?

Nhà bà LÊ THỊ THU HƯƠNG. Địa chỉ: B8/9, đường Lương Định Của, khu phố 1, phường Bình Khánh, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.

Lộ diện các công ty sân sau của nhóm lợi ích
Sau khi cướp được đất để dành 4 năm, thì hiện nay dự án KĐTM TT đã biến thành dự án phân lô bán nền, tất cả các vị trí đắc địa đều được giao cho các công ty sân sau.
Nếu nhìn về hướng Thủ Thiêm, khu vực được đánh giá là đắt giá bậc nhất TP.HCM hiện nay, trong tương lai không xa dọc ven sông Sài Gòn sẽ có hàng loạt dự án mới ra đời. Trong đó phải kể đến những dự án căn hộ thuộc khu đô thị Sala do Công ty Đại Quang Minh đầu tư với quỹ đất lên tới 257ha. Công ty này do ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Tập đoàn Ôtô Trường Hải giữ chức Chủ tịch HĐQT.
Một dự án khác là Empire City với tòa nhà cao 88 tầng nhìn trực hiện về trung tâm Sài Gòn cũng đang thi công mặt bằng. Dự án này do Keppel Land, một nhánh trong tập đoàn hùng mạnh Keppel Corp (Singapore) làm chủ đầu tư. Dự án này từng được tung hô là “khu đô thị đế quốc” vì nó được xây dựng chỉ để dành riêng cho các khách hàng nước ngoài, chiếm tổng diện tích 14,6ha.
Trong miếng bánh màu mỡ KĐTM TT còn có một đại gia máu mặt trên thị trường BĐS là Sunshine Group. Để chinh phục bán đảo này, Tập đoàn Sunshine đã đầu tư dự án Sunshine Sky Garden nằm ngay trung tâm bán đảo Thủ Thiêm với quy mô xây dựng lên tới 3.000 tỷ. Sunshine từng bị báo chí vạch trần là Tập đoàn “rỗng túi” sử dụng chiêu đòn bẩy tài chính từ vốn vay ngân hàng HD Bank để PR tên tuổi. Đặc biệt, Sunshine từng thâu tóm Mai Trang Tower và làm một điều không tưởng mà chủ đầu tư cũ không làm được đó là xin được GPXD. Vậy, dự án Sunshine Sky Garden có như Mai Trang Tower được Sunshine dùng tiền và quyền lực để khai thông “trót lọt”?
Theo tìm hiểu, một số nhà đầu tư khác như Sơn Kim Land cũng đang chuẩn bị thủ tục pháp lý đầu tư hơn 100 biệt thự ven sông nằm gần cầu Thủ Thiêm 1; Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM đang hợp tác với HongKong Land chuẩn bị cho ra thị trường 2 dự án căn hộ cao cấp khác ngay trên đất thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhìn đối diện về phía các dự án của Sai Gon Pearl,…

Rất nhiều ông lớn BĐS đang tranh nhau xâu xé Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Để tạo điều kiện tốt nhất cho các con “cá mập” tranh nhau xâu xé dự án khủng, một số quan chức quận 2 sẵn sàng ra quân, cho san bằng hết, tiến hành giải tỏa trắng, không để lại thứ gì thậm chí là hai viên gạch chồng lên nhau.

 Thật vậy, “quyết tâm” của họ là không được phép để bất cứ thứ gì quấy rối sự hiện diện của tương lai, cũng như những khoản lợi nhuận sắp rơi vào túi họ.
Để có được mặt bằng thẳng tấp, vuông vức nhường chỗ cho siêu dự án hiện đại như hôm nay, gần 15 nghìn hộ gia đình và rất nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng như đình, chùa, đền, miếu, tịnh xá và nhà nguyện, đặc biệt là tu viện Dòng Mến Thánh giá và chùa Liên Trì đã bị san bằng. 
   
   Cả hai công trình trên đều có ý nghĩa lịch sử quan trọng, nhưng vì cái lợi trước mắt, người ta sẵn sàng khước từ quá khứ, dùng máy ủi, máy xúc phá tan hoang những địa điểm linh thiêng của người dân. Lãnh sự quán Canada ở TP HCM từng đặt câu hỏi tại sao lại phải phá đi một nhà thờ có lịch sử lâu đời hơn cả quốc gia Canada? Đáp lại, các quan chức quận 2 cho rằng: việc di dời công trình này là “cần thiết để nhằm phát triển kinh tế – xã hội thành phố”. Liệu có thật sự cần thiết hay là vì những phong bì lót tay dày cộm và lợi ích khủng rút ra từ dự án? Người viết cảm thấy xấu hổ thay cho những cá nhân nhóm lợi ích trước câu hỏi của ngài đại sứ.

   Các pano tuyên truyền treo ở Thủ Thiêm kêu gọi người dân chung tay xây dựng một thành phố không những “văn minh” và “hiện đại” mà còn “nghĩa tình”. Xoay đi xoay lại cũng chẳng biết nên hiểu chữ “nghĩa tình” như thế nào? Nhưng với những người dân bị mất nhà, mất đất, uất ức đến nghẹn họng, trong khi những kẻ trục lợi từ dự án thì hả hê, tự đắc từ món tiền lợi nhuận khủng, thì chữ “nghĩa tình” này liệu có xứng đáng? Liệu nguời ta có vui nổi trước cảnh quan của một khu đô thị hiện đại, nhưng đằng sau nó là nước mắt và tiếng kêu khóc thảm thiết của hàng ngàn hộ dân?

(baovietnam.info)

No comments:

Post a Comment