Danh Ngôn

Danh Ngôn

Lời Vàng ý Ngọc

Lời Vàng ý Ngọc

Friday, March 17, 2017

​Bỗng dưng nhà biến thành hầm

 
 Nhiều cư dân trên đường Kinh Dương Vương nói thẳng nếu nước trên mặt đường cao hơn nền nhà cả 1m hay 1,5m mà dồn xuống nhà mình, họ còn sợ cả chuyện sơ sẩy con nhỏ chết đuối ngay giữa nhà mình, chứ đừng nói ngập chân hay ướt đồ.
     Đâu chỉ có khu vực đường Kinh Dương Vương, rất nhiều khu dân cư bên đường khác ở Sài Gòn cũng không thoát khỏi thảm cảnh này. Chuyện những con đường bỗng chốc cao thành bờ đê, rồi nhà dân sụt xuống làm ao hồ trữ nước như bi kịch dài tập “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
   Nhưng chính vì vấn đề đô thị chẳng tìm thấy hồi kết có hậu nên nỗi khốn khổ, bức xúc của người dân càng nặng nề thêm. 

****
Ngỡ ngàng chống ngập: xây tường cả mét chắn nhà dân

    TTO - Nhiều người dân trên đường Kinh Dương Vương, Q.Bình Tân (TP.HCM) phản ảnh đơn vị thi công công trình chống ngập nước trên tuyến đường này xây bức tường chắn trước cửa nhà họ, gây nhiều khó khăn cho việc kinh doanh, đi lại. 

Ngỡ ngàng chống ngập: xây tường cả mét chắn nhà dân
Một cửa hàng trên đường Kinh Dương Vương treo biển báo dời địa điểm kinh doanh do bức tường cao hơn 1m chắn hết cửa ra vào - Ảnh: Lê Phan

  Có những nơi bức tường này cao hơn 1m, đánh dấu cao độ mới của đường sau khi công trình hoàn thành khiến nhiều người dân ở đây lo ngại nhà họ sẽ biến thành hầm.
Chị Tiến, một người dân có cửa hàng bán tạp hóa trên đường này, cho biết cách đây một tháng, đơn vị thi công mang gạch đến xây các bức tường trước cửa hàng của chị, chỉ chừa lại lối ra vào. Kể từ lúc có bức tường gạch này, không chỉ việc đi lại của gia đình gặp khó khăn mà việc kinh doanh cũng bị ảnh hưởng.
“Nhà tôi được xây kiên cố nên khó cải tạo lại. Tôi lo đường làm xong chắc tầng trệt nhà tôi sẽ thành hầm” - chị Tiến nói.

Ngỡ ngàng chống ngập: xây tường cả mét chắn nhà dân
  Hai dãy tường gạch cao khoảng 1m án ngữ ngay trước cửa một căn nhà trên đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, TP.HCM - Ảnh: Lê Phan
Tương tự, một chủ cửa hàng buôn bán sắt thép tại đây cho hay bức tường gạch quá cao khiến việc vận chuyển sắt thép ra vô cửa hàng gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều người dân có nhà xây kiên cố, chưa có điều kiện nâng nền, nâng mái nhà đã khiếu nại chủ đầu tư công trình chống ngập ở đây.
    Trước những khiếu nại của người dân, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP (chủ đầu tư) cho biết đã tạm ngưng thi công và ngày 3-6 gửi văn bản báo cáo, xin ý kiến của UBND TP hướng giải quyết.
Đại diện chủ đầu tư cũng cho rằng đã làm đúng thiết kế theo phê duyệt của Sở Giao thông vận tải TP: cao độ tim đường 2m, mép đường là 1,7m nhằm giải quyết tình trạng ngập nước do triều tại tuyến đường này bởi đỉnh triều cao nhất hiện nay đã đạt 1,68m.
    Tuy nhiên do cao độ mép đường hiện hữu thấp, có những đoạn chỉ 0,4m nên dự kiến công trình hoàn thành cao độ mới chênh lệch so với cao độ cũ tới 1,3m. Về bức tường gạch đỏ chắn trước nhà dân, đại diện chủ đầu tư cho biết do đơn vị thi công xây bức tường làm bó nền, ngăn không cho cát đá tràn vào nhà dân khi thi công và là mốc cao độ mới của công trình.
Theo UBND Q.Bình Tân, dự án trên có độ dài khoảng 3km, có khoảng 500 hộ dân bị ảnh hưởng. Còn theo chủ đầu tư, dự án trên có vốn đầu tư hơn 300 tỉ đồng.

Q.KHẢI - LÊ PHAN
**

​Bỗng dưng nhà biến thành hầm

TTO - Khi những con đường, con hẻm được nâng cao thêm 1-2m cũng là lúc những ngôi nhà của dân hai bên biến thành những căn hầm ngay giữa lòng TP.HCM. 


Cửa nhà bà Nguyễn Thị Hoài (1007/3 Lò Gốm, Q.6, TP.HCM) trước kia cao 2,2m, nhưng từ khi làm đường mới, chiếc cửa ra vào chỉ còn khoảng 0,8m chẳng khác cửa tổ con tò vò! - Ảnh: Quang Định
    Dọc những con đường mới như Phạm Văn Đồng (Q.Thủ Đức), Phạm Văn Chí, Lò Gốm (Q.6)..., dễ dàng bắt gặp hàng trăm căn nhà kỳ dị như vậy.
Có những gia đình không chịu đựng nổi phải bỏ hoang hoặc rao bán căn nhà mới xây của mình với giá rẻ. Còn những người ở lại trân mình chịu đựng cuộc sống ngột ngạt và khổ sở. Họ ra vào nhà bằng cách chui, bò, bắc thang, kê ghế nhựa bên trong. 
Trời nắng thì nóng hầm hập. Trời mưa, nước từ dưới cống, từ góc nhà trào ngược lên hôi hám, đọng lại trong nhà không thoát đi đâu được. Khổ sở là vậy nhưng họ chẳng dám ra khỏi nhà quá lâu, vì nếu chẳng may nước lên, trời mưa thì đồ đạc, bàn thờ trong nhà ngập ngụa trong nước bẩn.

​Bỗng dưng nhà biến thành hầm
Bà Lý Thị Ba (70 tuổi) bị tai biến chín năm nay, phải bò từ nền nhà lên mặt đường ở hẻm 1007 Lò Gốm, Q.6, TP.HCM
​Bỗng dưng nhà biến thành hầm
Bà Nguyễn Thị Hoài đặt ghế nhựa ngay cửa để lên xuống nhưng vẫn rất thấp so với mặt đường
​Bỗng dưng nhà biến thành hầm
Nhà anh Nguyễn Vũ Thái Hưng thấp hơn mặt đường Phạm Văn Đồng gần 2m, phải dùng cầu thang để đi từ nhà lên mặt đường
​Bỗng dưng nhà biến thành hầm
Đường cao bằng nửa cửa nhà ở lô C đường Phạm Văn Chí, Q.6, TP.HCM
​Bỗng dưng nhà biến thành hầm
Sau mỗi cơn mưa, bà Nguyễn Thị Hoài phải múc nước trong nhà đổ ra ngoài. Nước tràn vào nhà là do đường cao hơn nền nhà trên 1m!
​Bỗng dưng nhà biến thành hầm
Hai bà cháu bà Phạm Thị Tỵ, nhà số 17 lô C đường Phạm Văn Chí, Q.6, TP.HCM trước ngôi nhà đang rao bán của mình
​Bỗng dưng nhà biến thành hầm
Một căn nhà bỏ hoang trên đường Phạm Văn Đồng, Q.Thủ Đức, TP.HCM
​Bỗng dưng nhà biến thành hầm
Bà Nguyễn Thị Tý (78 tuổi, 1007/3 Lò Gốm, Q.6, TP.HCM) rất ít khi ra khỏi nhà vì phải leo lên rất khó khăn

QUANG ĐỊNH - MAI HOA thực hiện





.
















 

No comments:

Post a Comment