Danh Ngôn

Danh Ngôn

Lời Vàng ý Ngọc

Lời Vàng ý Ngọc

Tuesday, November 22, 2016

Thanh tra Chính phủ lừa tiểu thương chợ Vĩnh Tân

unnamed (2)


GNsP (22.11.2016) – Chỉ bằng một thông báo dài 8 trang, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã dùng nhiều “thủ thuật” không phù hợp pháp luật, gian trá… để “vô hiệu hóa” khiếu nại, bức xúc của bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân, Đồng Nai. Bà con tiểu thương Vĩnh Tân cũng như các bà con dân oan khác ít có cơ hội tiếp cận với Luật pháp và luôn tin tưởng vào “thanh tra” – đặc biệt là thanh tra cấp cao – sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà con, nhưng niềm tin của bà con đã đặt sai chỗ.
Tại Thông báo số 2318/TB-TTCP ngày 12/08/2015 “về việc thông báo Kết luận
Kiểm tra việc giải quyết phản ánh, kiến nghị của các hộ tiểu thương, liên quan đến việc di dời chợ Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” của TTCP do Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Chiến Bình lộ rõ những nội dung trái pháp luật, gian trá, quanh co… để bảo vệ, “bao che” nhà cầm quyền cấp xã, huyện, tỉnh và đẩy bà con tiểu thương vào ngõ cụt, không lối thoát.


TTCP trái pháp luật

Thông báo sử dụng pháp luật được gọi là “căn cứ Khoản 2 Điều 39 Luật Thanh tra năm 2010” để công khai Kết luận Thanh tra số 427/KL TTCP, được Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành ngày 12.03.2015. Được TTCP đồng ý tại công văn số 5400/VPCP-VT ngày 13.07.2015 của VPCP. Kết luận thanh tra này thực hiện theo quyết định số 837/QĐ-TTCP ngày 16.04.2014.

Đối chiếu quy định Luật Thanh tra, trước hết, tại Khoản 3 Điều 39 Luật Thanh Tra năm 2010 quy định: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra…”

Trong khi đó, vào ngày 16.04.2014, TTTCP ra quyết định 837/QĐ-TTCP thì tối đa 10 ngày tức vào ngày 26.04.2014 phải có KLTT, nhưng đến ngày 12.03.2015 tức gần 1 năm sau đó TTCP mới ban hành KLTT, như vậy đã vi phạm thời hạn thanh tra đến 11 tháng.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 39 Luật Thanh tra năm 2010, KLTT được “người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo…” ký có hiệu lực và phải được công khai “trong thời hạn 10 ngày”, nhưng bà con tiểu thương phải chờ đợi TTCP đồng ý tại công văn số 5400/VPCP-VT vào ngày 13.07.2015, như vậy TTCP đã vi phạm thời hạn thanh tra đến gần 15 tháng.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 39 Luật Thanh tra năm 2010 thì thời hạn “10 ngày… công khai kết luận thanh tra…”. Nhưng tính từ ngày 16.04.2014 TTCP ban hành KLTT vào ngày 12.03.2015, đến ngày gọi là có thông báo công khai kết luận vào ngày 12.08.2015 là gần 16 tháng. Vi phạm thời hạn đến gần 16 tháng. Và, nếu tính đến ngày TTCP mời bà con họp để công khai KLTT vào ngày 02.03.2016 thì thời hạn này vi phạm đến 22 tháng, đã báo hại cho bà con trong suốt thời gian vừa qua chờ đợi mỏi mòn. Tuy nhiên bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân vẫn tiếp tục đặt “niềm tin” vào “bao công cộng sản” để xem xét, tìm kiếm công lý cho bà con.


Vậy tại sao TTCP không “công khai” KLTT đúng thời hạn theo Luật định? Nhà cầm quyền che dấu với mục đích gì?


1

Gian trá

Trong KLTT nêu thông báo “từ cuối năm 2008 sau khi UBND tỉnh Đồng Nai quyết định di dời, giải tỏa chợ Vĩnh Tân cũ và xây dựng chợ mới”. Thế nhưng, tại trang số 4 của thông báo lại nêu: “vào ngày 01.04.2005 UBND xã Vĩnh Tân kêu gọi đầu tư xây dựng chợ mới”. Tuy nhiên, “vào ngày 20.06.2005 UBND tỉnh Đồng Nai mời gọi đầu tư xây dựng chợ mới nhưng không có người tham gia đầu tư”. Nghĩa là, xã “duyệt” dự án xây dựng chợ mới trước cả tỉnh đến ba tháng, và phải hơn 3 năm rưỡi sau thì tỉnh Đồng Nai mới có quyết định di dời, giải tỏa, xây dựng chợ mới. Vậy quyết định xây dựng chợ mới có từ khi nào? Vào năm 2005 hay 2008? Quyết định này do ai phê duyệt?

Tại cuộc họp vào ngày 31.03.2005, “Đảng ủy xã VT đã giao cho UBND xã thực hiện quy hoạch và xây dựng chợ mới tại vị trí khác”. Trong khi thông báo lại xác định vào ngày 26.05.2005, xã chỉ làm tờ tường trình nâng cấp chợ, nhưng qua hai lần họp với các tiểu thương thì tiểu thương không đồng ý, nên “buộc” UBND xã quyết định xây dựng chợ mới ở một vị trí khác trước đó 2 tháng. Điều này thể hiện một sự gian trá của TTTCP.

Vào cuối năm 2008, UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định “di dời, giải tỏa chợ Vĩnh Tân cũ và xây dựng chợ mới”. Nhưng đầu năm 2008 (vào ngày 12.08.2008) UBND huyện quyết định “thành lập Ban chỉ đạo giải thể chợ Vĩnh Tân”. Nghĩa là, UBND tỉnh chưa có quyết định “di dời, giải tỏa” chợ, nhưng UBND huyện đã “thành lập Ban chỉ đạo giải thể” chợ. Phải chăng UBND huyện “ngồi lên đầu lên cổ” UBND tỉnh?

Tại trang số 5 nêu “vào ngày 11.10.2010, UBND huyện Vĩnh Cửu phê duyệt phương án hỗ trợ di dời”, nhưng ở trang số 6 lại xác định “vào ngày 16.09.2009, UBND tỉnh chấp thuận mức bồi thường hỗ trợ mỗi sạp trong nhà lồng chợ cũ là 20.500.000 đồng” theo giá thị trường tại thời điểm năm 2009 tại văn bản số 7514/UBND-KT và 3900/UBND-KT vào ngày 31/5/2912.

Như vậy, vào cuối năm 2010, UB Huyện mới “phê duyệt dự án” thì nhà cầm quyền lấy đâu căn cứ để “chấp thuận mức bồi thường hỗ trợ mỗi sạp trong nhà lồng chợ cũ” cho bà con tiểu thương?

Rồi sau đó lại nêu, vào ngày 31.02.2912, nhà cầm quyền lại chấp nhận “hỗ trợ cho sạp trong nhà lồng 20.500.000 VNĐ/sạp không đầu tư xây dựng và 26.500.000 VNĐ/sạp có đầu tư xây dựng, diện tích mỗi sạp là 2,89 m2”. Vậy thì giới chức lấy căn cứ ở đâu để bồi thường theo giá thị trường? Bồi thường theo giá thị trường vào năm 2009 hay năm 2012?

Như nêu trên, tại trang số 1 của thông báo xác định “từ cuối năm 2008 sau khi UBND tỉnh Đồng Nai quyết định di dời, giải tỏa chợ Vĩnh Tân cũ và xây dựng chợ mới”. Nghĩa là cuối năm 2008, nhà cầm quyền mới quyết định di dời, giải tỏa, xây dựng chợ mới nhưng tại trang số 7 thông báo lại xác định “ngày 18.02.2008 UBND huyện thành lập ban chỉ đạo giải thể chợ Vĩnh Tân”. Như vậy, UBND huyện thành lập ban chỉ đạo giải thể chợ Vĩnh Tân trước khi UB tỉnh thành lập ra quyết định di dời chợ đến 10 tháng.

Để cho rằng UBND xã thực hiện “dân chủ” nên đưa vụ việc ra họp bà con tiểu thương hai lần, nhưng lỗi đều là do bà con tiểu thương không đồng ý hợp tác với giới chức trong việc sửa sang chợ cũ. Do đó, nhà cầm quyền đã quyết định giải tỏa, di dời chợ. Tuy nhiên, tại trang số 3 thông báo xác định vào ngày 26.05.2005 rằng, UBND xã mới có “tờ trình cải tạo, nâng cấp chợ Vĩnh Tân do chợ đã xuống cấp trầm trọng, rất nguy hiểm đến tài sản, tính mạng của nhân dân, khu vực phía sau rất lầy lội không đảm bảo cho việc bán hàng tươi sống.” Và sau đó “qua hai lần UBND xã tổ chức họp với các hộ tiểu thương để thống nhất chủ trương nâng cấp mở rộng chợ đều không nhận được sự đồng thuận…”. Nhưng ngay sau đó nhà cầm quyền lại xác định “vào ngày 31.03.2005, “Đảng ủy xã VT đã giao cho UBND xã thực hiện quy hoạch và xây dựng chợ mới tại vị trí khác”. Như vậy, Đảng ủy xã đã giao cho UBND xã Vĩnh Tân xây dựng chợ mới tại thời điểm ngay từ tháng 03.2005, sao lại nêu tháng 5.2005 xã vẫn còn tờ trình “nâng cấp, cải tạo chợ cũ”? Lộn xộn và gian trá!

 Nội dung thông báo của Kết luận Thanh tra Chính phủ ‘không rõ ràng”

Trong nội dung thông báo, TTCP luôn khẳng định đất chợ Vĩnh Tân là đất công: “Chợ tự phát Vĩnh Tân được hình thành từ trước năm 1987 tọa lạc tại thửa 371.b, tờ bản đồ số 11, cách chợ hiện hữu khoảng 100m. Đến năm 1990, do hoạt động không hiệu quả, cửa hàng HTX mua bán và Nhà Văn hóa xã giải thể, nên UBND xã quyết định cho di dời địa điểm chợ về vị trí đất Nhà Văn hóa và HTX và tiến hành xây dựng chợ (vị trí hiện nay).”

Thế nhưng, nội dung thông báo KLTT lại lập lờ, không nói rõ “chợ tự phát” này có nguồn gốc từ đâu? Quyết định xây dựng chợ Vĩnh Tân hiện nay là năm nào? Sau khi “chợ tự phát” được di dời thì đất đó thuộc sở hữu của ai? Sau này, đất đó được sử dụng như thế nào?…

Ông Hùng, một tiểu thương biết rõ nguồn gốc đất chợ Vĩnh Tân cho biết: “Trước năm 1987, chợ tự phát mọc trước khu đất nhà ông Vòng A Sám, sau đó xã mới vận động bà con hiến đất và hoán đổi đất để đổi lấy một miếng đất nhỏ trong khu đất trống mà hiện nay được gọi là chợ Vĩnh Tân, cách chợ Vĩnh Tân hiện nay là 100m. Họ hoán đổi đất của bà con tiểu thương và nhà cầm quyền đã xây dựng UBND xã… Thửa 371.b, tờ bản đồ số 11 là đất của các ông Sám, ông Hòa, ông Đức, ông Cam, ông Sen…”

Ông Vòng A Sám cho hay: “Vào năm 1987, xã Vĩnh Tân mới thành lập, chưa có Ủy ban. Xã đến gia đình tôi vận động đưa đất để xây Ủy ban. Gia đình tôi không đồng ý. Khi gia đình tôi xây cất nhà thì xã đến đòi cưỡng chế đất của gia đình tôi, sau đó họ đến cưỡng chế, dỡ nhà của tôi [nhưng] gia đình tôi cố gắng giữ đất. Sau đó, họ nói sẽ đền bù, hoán đổi đất cho gia đình tôi. Xã không có đất nên đã lấy đất của chợ hoán đổi cho gia đình tôi.”

  Một hoàn cảnh bị cưỡng chế nhà bi đát hơn khi cả gia đình: 
chồng ốm, vợ đang trong thời kỳ nghỉ dưỡng thai sản, con còn bé nhưng nhà cầm quyền vẫn ra tay cưỡng chế và giải tỏa nhà. Ông Lý Hồng Phía, tiểu thương buôn bán ở chợ Vĩnh Tân, hồi tưởng lại:

“Cách đây 30 năm, xã vận động gia đình tôi hoán đổi đất nhưng gia đình tôi không đồng ý. Trong thời gian đó, tôi bị ốm nằm bệnh viện do tôi bị bệnh sốt xuất huyết, còn vợ tôi mới sanh con thì họ đến nhà tôi, tháo nhà tôi ra và bắt chúng tôi ở trong một túp lều trên một khu đất trống. Sau đó họ giao cho chúng tôi một miếng đất trong chợ Vĩnh Tân này. Chúng tôi làm ăn buôn bán thì gia đình tôi xây được căn nhà này.”

Qua các lời tường trình của bà con tiểu thương cho thấy, “chợ tự phát” là đất tư, Xã đã thực hiện hoán đổi đất cho bà con để xây dựng UBND xã và chuyển bà con về khu vực chợ Vĩnh Tân hiện nay, thì khu đất chợ Vĩnh Tân hiện nay là đất tư và thuộc sở hữu của bà con chợ Vĩnh Tân.


Phân lô bán sạp và hoán đổi đất

Các tiểu thương mua sạp hay kiốt là mua tài sản trên đất, thuộc sở hữu của họ nhưng UBND xã lại nói đất chợ Vĩnh Tân là đất công –lấy đất từ cửa hàng HTX mua bán và Nhà Văn hóa giải thể đã được nhà cầm quyền xây cất lên để “phân lô bán và hoán đổi đất”. Do đó, UBND xã muốn lấy lại chợ Vĩnh Tân thì phải bồi thường cả tài sản lẫn đất cho bà con. Tuy nhiên, trong thông báo nhà cầm quyền lại “áp đặt” mức giá bồi thường hỗ trợ mỗi sạp trong nhà lồng chợ cũ không đầu tư xây dựng là 20.500.000 VNĐ, sạp đầu tư xây dựng là 26.500.000 VNĐ, diện tích mỗi sạp là 2,89 m2. Còn đối với các “kiôt, hộ dân xung quanh khu vực chợ giải thể không được hỗ trợ do các kiôt và các hộ dân nằm ngoài phạm vi dự án chợ Vĩnh Tân”. Nếu các kiôt “nằm ngoài phạm vi dự án”, vậy tại sao lại giải tỏa kiôt của các tiểu thương? Nếu các kiôt nằm trong phạm vi dự án, vậy tại sao không bồi thường cho các tiểu thương?

Đồng thời, trước đây, trong quá trình xây dựng chợ Vĩnh Tân “các hộ dân đăng ký và đặt cọc tiền mua sạp, lấy tiền chi trả cho đơn vị thi công”. “Sau khi xây dựng chợ xong, do số tiền thu được từ các hộ tiểu thương không đủ để chi trả cho đơn vị thi công, nên xã… đã phân lô bán và hoán đổi đất cho một số hộ dân, thu tiền trả cho đơn vị thi công”. Rõ ràng UBND Xã khẳng định sau khi đất chợ được “phân lô và hoán đổi đất” thì thuộc sở hữu của các tiểu thương và đây là đất tư không phải đất công.

Tiếp đến, UBND còn khẳng định: “Do không có chứng từ làm căn cứ thu tiền và giao sạp, kiôt cho các hộ dân nên UBND xã tự đặt in và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kinh doanh sạp chợ; kiôt lâu dài cho tiểu thương kinh doanh tại chợ Vĩnh Tân.” Xã tự in giấy thì huyện phải chịu trách nhiệm được quy định tại Điều 618 và Điều 145 Bộ Luật Dân Sự:

Điều 618 BLDS quy định: “Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”

Hành vi sai trái của Xã đã được thực hiện hơn 15 năm nay mà Huyện dường như không biết gì, nay Huyện muốn “rũ bỏ” trách nhiệm?


Trụ sở Ủy ban Nhân dân Xã Vĩnh Tân được xây dựng trên khu đất của bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân. Xã không có đất để hoán đổi đã lấy đất chợ Vĩnh Tân hiện nay để hoán đổi cho các tiểu thương bằng các văn bản, nhưng lại lật lọng rằng đất chợ Vĩnh Tân hiện nay là “đất công” không phải “đất tư”. Bà con tiểu thương Vĩnh Tân mong muốn Xã trả lại đất – trụ sở Ủy ban – thuộc quyền quản lý và sở hữu cho bà con, để bà con có nơi ở ổn định.
Trụ sở Ủy ban Nhân dân Xã Vĩnh Tân được xây dựng trên khu đất của bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân. Xã không có đất để hoán đổi đã lấy đất chợ Vĩnh Tân hiện nay để hoán đổi cho các tiểu thương bằng các văn bản, nhưng lại lật lọng rằng đất chợ Vĩnh Tân hiện nay là “đất công” không phải “đất tư”.

TTCP không khẳng định lý do di dời chợ

Theo tờ trình của UBND xã vào ngày 26.05.2005 cho biết 4 lý do TTCP đưa ra để di dời chợ: Thứ nhất, chợ Vĩnh Tân đã xuống cấp trầm trọng, rất nguy hiểm đến tài sản, tính mạng của nhân dân, khu vực phía sau rất lầy lội không đảm bảo cho việc bán hàng tươi sống. Thứ hai, diện tích chợ chỉ còn 1.038,8 m2 không đảm bảo diện tích chợ loại 2 theo quy định Nghị định 02/NĐ-CP. Thứ ba, thực hiện dự án làm đường liên huyện Vĩnh Cửu-Trảng Bom theo kế hoạch của UBND tỉnh, tuy nhiên thông báo cũng không đề cập rõ dự án này có quyết định năm nào. Vậy đâu là lý do chính để giải tỏa chợ Vĩnh Tân? Nhưng bên phía TTCP không khẳng định.

Theo nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-CP vào ngày 14.01.2003 về phát triển và quản lý chợ cho biết phân chợ thành 3 loại: “Tiêu chuẩn phân loại chợ:

  1. a) Chợ loại 1:Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
  2. b) Chợ loại 2: Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch.Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên;Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường.
  3. c) Chợ loại 3: Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.”

Trong nội dung thông báo KLTTCP cho biết, chợ Vĩnh Tân có diện tích khoảng 1.038,8m2 và có 123 tiểu thương buôn bán (vào năm 1991 có 41 tiểu thương mua sạp, 21 tiểu thương mua kiốt, 29 hộ kinh doanh phía trước nhà lồng và 32 hộ kinh doanh sau nhà lồng chợ) nhằm “phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận”. Chiếu theo nghị định này thì chợ Vĩnh Tân thuộc chợ loại 3, bởi vì Vĩnh Tân không “có trên 200 điểm kinh doanh”, không được “đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực”.

Chợ Vĩnh Tân thuộc chợ loại 3 nhằm phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận. Chợ Vĩnh Tân cũng không được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
Chợ Vĩnh Tân thuộc chợ loại 3 nhằm phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận. Chợ Vĩnh Tân cũng không được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.

Tuy nhiên, nhà cầm quyền lại mặc định cho chợ Vĩnh Tân là chợ loại 2 nên cần phải di dời sang chợ mới để tổ chức các dịch vụ tối thiểu như “trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường”. Trong khi đó, vào năm 2010, UBND xã mời gọi đầu tư nâng cấp chợ nhưng không có ai tham gia. Điều này cho thấy chợ đi vào hoạt động không hiệu quả nên không ai tham gia nâng cấp chợ, thì làm sao có thể nâng cấp chợ Vĩnh Tân từ chợ loại 3 thành chợ loại 2 được.

Do đó, yêu cầu nâng cấp chợ của các tiểu thương là đúng, việc áp đặt cho bà con chợ loại 2 là sai nội dung Nghị định này. Nếu như diện tích chợ Vĩnh Tân mới có diện tích đúng như chợ loại 2 và “có trên 200 điểm kinh doanh”, thì chợ Vĩnh Tân mới này cũng không thể là chợ loại 2, bởi vì chợ này không được “đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực”. Chợ Tam Hiệp thuộc tỉnh Đồng Nai là một ví dụ của chợ loại 2.

Một nội dung khác đáng lưu tâm đó là UBND xã thông báo quy định thiết kế chợ theo “tiêu chuẩn quốc gia 9211-2012”. Trong khi đó “tiêu chuẩn quốc gia 9211-2012”do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại quyết định số 3621/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 12 năm 2012. Nghĩa là “tiêu chuẩn quốc gia 9211-2012” này được Bộ ban hành vào cuối năm 2012, nhưng UBND xã Vĩnh Tân, từ 2005, đã ‘tiên đoán’ trước 7 năm sau Bộ sẽ ban hành tiêu chuẩn này. Hay, UBND xã đã “hướng dẫn và chi phối” luôn cả Bộ và buộc Bộ phải ra tiêu chuẩn này sau khi UBND xã đã thông qua cách đây 7 năm?

Được biết, trong những ngày vừa qua, nhà cầm quyền địa phương liên tục phát loa thông báo từ ngày 15-18.08.2016, yêu cầu bà con di dời chợ, nếu không sẽ cưỡng chế.

     Với nhừng sai sót “có hệ thống” kể trên, liệu việc di dời chợ có thật “vì dân” và được lòng dân?

Huyền Trang, GNsP

No comments:

Post a Comment