Danh Ngôn

Danh Ngôn

Lời Vàng ý Ngọc

Lời Vàng ý Ngọc

Tuesday, March 22, 2016

Nước nghèo mà xây nhiều sân golf



một dự án sân golf tại tỉnh Yên Bái - nguồn: chilinhstargolf.com.vn
Trong phiên họp Quốc hội chiều ngày 21/3/2016, Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường – ông Nguyễn Minh Quang trình bày báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, từ nay đến năm 2020 có 10,980 hecta đất được dành để làm 96 sân golf.

   Con số này được nêu trong báo cáo tóm tắt về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia. Diện tích đất làm sân golf nằm trong kế hoạch dành hơn 46,800 hecta đất để làm cơ sở thể dục, thể thao, cao hơn 2,000 hecta so với chỉ tiêu quốc hội đưa ra.
Ông Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh, “việc quy hoạch phát triển sân golf chủ yếu tại các khu vực đất có chất lượng kém, đất cát, đất chưa sử dụng”. Đồng thời, toàn bộ diện tích đất dự kiến sẽ dùng làm sân golf này sẽ không lấn vào đất trồng lúa, đất màu, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
    Điều đáng nói là số lượng 96 sân golf này quá lớn so với một nước đang gặp khó khăn kinh tế. Số lượng người có thu nhập cao để sử dụng hết công suất 96 sân golf là không nhiều. 
Trong khi đó, diện tích đất này có thể sử dụng để phục vụ các mục đích sản xuất khác, có thể giải quyết vấn đề lao động tại nông thôn hiệu quả hơn, đem lại lợi ích kinh tế lớn hơn.
Ngược với chiều tăng của đất xây sân golf, đất quốc phòng được đề nghị điều chỉnh giảm thêm 47.07 nghìn hecta sau khi rà soát, xác định lại nhu cầu sử dụng đất quốc phòng đến năm 2020. Khi đó diện tích đất quốc phòng của cả nước còn hơn 340 nghìn hecta..
   Cũng theo bản báo cáo này, đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp là hơn 27 triệu hecta, tăng hơn 306 nghìn hecta so với nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, đáng lưu ý là đất lúa sẽ còn 3.76 triệu hecta, giảm hơn 270 nghìn hecta so với năm 2015. Trong số diện tích đất trồng lúa sẽ cho phép khoảng 400 nghìn hecta được chuyển đổi loại cây trồng, nhưng không làm mất các điều kiện phù hợp để khi cần thiết vẫn trồng lúa trở lại được. 
   Bản báo cáo này chưa nói tới diện tích đất nông nghiệp bị xâm nhập mặn, mất khả năng canh tác tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích đất trồng lúa giảm, cùng với tác động hạn hán, thiên tai vừa qua tại miền Nam, khiến giảm vụ mùa, ảnh hưởng đến sản lượng, an toàn lương thực, và vị thế xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Nhật Nam / SBTN

No comments:

Post a Comment