Trong ngày 1/6 vừa qua, có một bản video ngắn với chủ đề về trẻ em miển Tây ViệtNam được âm thầm đưa lên các trang mạng. Bản video chỉ có 4 phút nhưng đã nhanh chóng tạo nên một niềm xúc động khó tả cho nhiều người. Chỉ trong vài ngày “Thì sông cứ chảy" – tên của video này – thu hút một lượng lớn khán giả vào xem. Bản upload chỉ riêng một trang trên facebook đã leo đến gần con số một triệu người vào theo dõi.
Phim rất ngắn, và chỉ có những hình ảnh mô tả lướt qua đời sống của
những gia đình nghèo, sống trên sông nước tại Long Xuyên – hay với cái
nhìn rộng hơn ngụ ý, là dành cho cả miền Tây đất Việt giàu có, sảng
khoái nhưng phải đội nghịch cảnh và nghèo nàn. Xem video, người ta có
thể cảm nhận rằng những người thực hiện có thể đã bỏ ra không ít hơn 4
tháng để suy nghĩ và thực hiện hoàn tất 4 phút phim này. Được biết người
viết kịch bản là Mai Huyền Chi, và quay phim là Tạ Nguyên Hiệp, những
người có tay nghề thật chắc và tâm huyết thật đáng trân trọng. Hãng phim
sản xuất và phát hành cũng rất quen thuộc: công ty Chánh Phương.
Trẻ em nhà nghèo ở ĐakLak
“Thì sông cứ chảy” nói về những đứa trẻ nghèo sống cuộc đời lang
bạt cùng cha mẹ mình trên sông nước. Chúng không có khai sinh, không có
giấy tờ cư trú, không có cơ hội đến trường, và chỉ có thể ước mơ loanh
quanh với số phận cùn quẩn của mình. “Con muốn được đi học”, “Con muốn làm ra tiền trả nợ cho cha mẹ”, “con muốn lấy chồng”…
những đứa nhỏ hồn nhiên không còn cánh cửa nào khác để nhìn thấy tương
lai to lớn hơn. Cuộc đời mòn mỏi bên tiếng mái chèo, tiếng máy đuôi tôm
và tiếng nước vỗ. Những đứa trẻ của Việt Nam tương lai đó, đành để phận
mình trôi theo dòng nước chảy.
Một trong những bình luận cho video này, có lời thảng thốt vang lên “Cuộc đời bèo dạt mây trôi như vậy, những đứa nhỏ đó đi về đâu?”.
Câu hỏi đó, không có ai trong chúng ta có thể trả lời được vào lúc này, mà cả cha ông Việt xa xưa cũng đã bất lực khi đã khéo dùng chữ “bèo dạt mây trôi” – chứ không là “bèo trôi mây dạt”, như đúng với hình tượng của nó. Bởi sự hoán vị ngôn ngữ đó chỉ để nói lên một điều là sự vô định của những cuộc đời. Sự vô định như tiếng chuông chiều buồn bã, đóng vào ngày Quốc tế Thiếu nhi một vết khắc đau nhói trong trái tim của bất cứ ai còn một chút yêu thương với quê hương mình.
Câu hỏi đó, không có ai trong chúng ta có thể trả lời được vào lúc này, mà cả cha ông Việt xa xưa cũng đã bất lực khi đã khéo dùng chữ “bèo dạt mây trôi” – chứ không là “bèo trôi mây dạt”, như đúng với hình tượng của nó. Bởi sự hoán vị ngôn ngữ đó chỉ để nói lên một điều là sự vô định của những cuộc đời. Sự vô định như tiếng chuông chiều buồn bã, đóng vào ngày Quốc tế Thiếu nhi một vết khắc đau nhói trong trái tim của bất cứ ai còn một chút yêu thương với quê hương mình.
Vết khắc rướm máu đó, nhắc người Việt trưởng thành hôm nay phải nhớ rằng
sau lưng mình, con cháu dòng giống Việt đang vật vã lớn lên – có thể
trong khốn khó, và cả trong đầy đủ. Phát triển và giàu có chỉ là một vẻ
ngoài tạm thời, nhưng trái tim của những đứa trẻ có nguyên vẹn với phần
hồn nhiên và tử tế hay không trong thời đại này lại là một điều khác.
Bản báo cáo mang tên Children in Vietnam của Unicef, mục Finding the children left behind (tạm dịch: Những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau) ghi rằng
“Tình trạng nghèo khó của trẻ em tại Việt Nam hiện nay phổ biến hơn so
với thống kê nghèo truyền thống của Nhà nước cho biết. Chính phủ đã
không thể nói rõ được được việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của trẻ em đang
được thực hiện ra sao… tình trạng di cư và bất ổn của các gia đình Việt
Nam còn đang dẫn đến nguy cơ trẻ em bị lạm dụng, bóc lột, bạo hành và bỏ
phế”.
Tương lai các cháu là gì? Ai lo?
Ví dụ khác không xa, ngoài nghèo đói và bất ổn gia đình, là trường hợp
của em Đỗ Quang Thiện, học sinh bị bắt giam ở thành phố Ban Mê Thuột, và
chịu hơn 50 ngày tù oan ức, chỉ vì “lỡ” giúp đỡ một người không quen
biết bị tai nạn trên đường. Câu chuyện của Thiện vẽ nên một bức tranh
hoàn thiện về xã hội hôm nay, khi toàn bộ Cơ quan công an, Viện kiểm
sát, chính quyền địa phương… lạnh lùng nhảy múa, nhịp nhàng trên sự vô
tội của người khác, thậm chí còn vẽ ra những bản giám định giả vô lương
tâm, cho là Thiện đã gây án. Bộ mặt xã hội nghe như chỉ đang lấp lánh
thành tích, tiếng cụng ly bia và cười nói thắt chặt quan hệ, chôn lấp đi
tiếng khóc và nỗi đau của con người.
Cũng may là Thiện được gia đình ban tặng một niềm tin. Khi bước ra khỏi
nhà tù và được mọi người hỏi vui rằng đã “tởn” chưa với lòng tử tế,
Thiện nói rằng nếu gặp người bị nạn, em sẽ lại giúp đỡ, bất chấp nỗi ám
ảnh tù tội của Nhà nước đã ký thác cho em đến hết cuộc đời. Có thể đã có
ai đó rơi nước mắt khi biết được câu trả lời này của Thiện, câu trả lời
hiền lương đã giúp con người chợt nhẹ nhõm, và tin rằng ngày mai, cuộc
sống sẽ khác.
Niềm tin là điều thật mong manh nhưng cao quý. Đánh mất nó, một đất nước
sẽ chìm vào hỗn loạn và sụp đổ. Có một câu chuyện cười về niềm tin được
ghi lại trong thời kỳ Ba Lan còn là một nước Cộng sản, trước năm 1990,
kể như sau: Để giờ học môn Sinh vật gần gũi hơn, Nhà nước Cộng sản Ba
Lan quyết định cho bơm hơi hình một con voi (Ba Lan không có voi) để học
sinh được nhìn thấy, sờ mó. Con voi bơm hơi được cột vào cọc đóng dưới
đất cho các trường học đến tham quan. Một ngày nọ, mưa bão khiến voi bị
tuột dây và bay đi mất, nhưng không ai chịu trách nhiệm giải thích về
chuyện con voi biết bay. Tất cả học trò sau đó đều bàng hoàng kinh ngạc
vì chuyện voi biết bay, mà vốn chưa bao giờ được nhắc đến trong sách
giáo khoa. Chuyện kể kết luận rằng “Từ đó ở Ba Lan, tất cả thiếu niên
nam trở thành trộm cắp, hút ma túy, còn thiếu niên nữ thì làm gái gọi
và buôn lậu, đơn giản vì chúng bị mất niềm tin khi khám phá mình đã bị
lừa dối”.
Như vậy đó, cuộc đời như sông cứ chảy, nhưng số phận con người thì cứ
trôi, và về phương nào ở ngày mai thì do chính người lớn thế hệ hôm nay
đã lèo lái ra sao. Con người có thể đi qua biển động với niềm tin như
cậu bé trong Life of Pie, nhưng có thể chết gục ở bờ ao cạn chỉ vì không
còn hy vọng vào xã hội mình đang sống.
04/06/2015
Tuấn Khanh
No comments:
Post a Comment