Câu trả lời hầu như ai cũng có và hiểu
ngay lập tức, người dân bị đánh chết. Nhưng tại sao người dân lại bị
đánh chết, và có cách nào để hạn chế và ngăn chặn những cái chết này hay
không?
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được,
việc tra tấn, đánh người là một khâu, một quy trình trong quá trình thẩm
vấn, phá án. Điều này không hề có trong quy định, văn bản pháp lý nào,
nhưng lại là quy trình diễn ra ở tất cả mọi nơi. Quy trình này đã tồn
tại từ khi nhà nước cộng sản Việt Nam ra đời cho tới nay. Công an đánh
người vì có một số chứng cứ, dấu vết đối với bị can, đánh để bị can nhận
tội, khai ra quá trình, tình tiết vụ án. Trường hợp bắt quả tang, đánh
để khai thác, mở rộng vụ án. Tức là bị can có phạm tội, có làm vụ khác
tương tự ở thời điểm khác hay không…tóm lại, tra tấn, đánh người là một
khâu, một quy trình trong quá trình thẩm vấn, phá án.
Trong quá trình tra tấn, thẩm vấn
này, có những cán bộ điều tra đã quá tay, đánh vào chỗ hiểm, hoặc say
đòn quá dẫn tới đánh bị can đến chết. Cũng có trường hợp, bị can bị bệnh
tật, hoặc quá yếu không chịu nổi các đòn tra tấn, dẫn tới tử vong.. Có
trường hợp cán bộ điều tra uống bia, uống rượu không tỉnh táo lại thực
hiện việc tra tấn, thẩm vấn dẫn tới bị can bị đánh chết.
Bởi vì đây là quy trình đã tồn tại
rất lâu rồi, và trong thực tế, quy trình tra tấn này cũng giúp công an
tìm ra sự thật trong quá trình thẩm vấn, tăng tỷ lệ phá án.
Nhưng mặt
trái của nó, như mọi người đều biết, là dẫn tới những cái chết của bị
can, và gia tăng án oan, sai.
Nhưng đối chiếu với các quyền con người,
thì việc tra tấn bị can là vi phạm quyền con người, vi phạm pháp luật.
Nhưng cơ quan, cán bộ vi phạm, lại là công an, và tình trạng này đã tồn
tại rất lâu rồi, mà chưa có ai dám lên tiếng và thay đổi nó. Như vậy, ở
nguyên nhân đầu tiên này, muốn hạn chế, hay ngăn chặn sự việc người dân
chết trong đồn công an, thì việc quan trọng nhất là phải chấm dứt tình
trạng tra tấn, đánh người trong quá trình điều tra, thẩm vấn. Người ta
đã có giải pháp rất đơn giản và rõ ràng, đó là ghi âm, ghi hình quá
trình thẩm vấn, điều tra và tách cơ quan giam giữ người ra khỏi ngành
công an.
Nhưng chúng ta đều biết, những đề nghị này đã bị từ chối thẳng
thừng ở các cơ quan tố tụng ở Việt Nam. Việc thay đổi này đòi hỏi thay
đổi hoàn toàn quy trình điều tra, thẩm vấn của ngành công an, và quan
trọng hơn, thay đổi quan niệm về quyền con người của nhà nước cộng sản
Việt Nam. Nhưng điều đó chưa thực hiện được trong hoàn cảnh hiện nay.
Tức là với nguyên nhân đầu tiên, đánh người, tra tấn là “quy trình công
tác” của ngành công an, người dân sẽ vẫn phải chứng kiến những cái chết
oan khuất trong đồn công an.
Còn một nguyên nhân quan trọng không
kém, ngoài quy trình công tác, đánh người, tra tấn là một quy trình
khác dẫn tới người dân có thể bị tử vong trong đồn công an, đó là “đánh
ra tiền”. Quy trình này xảy ra như sau. Khi có bất cứ người dân nào, có
dấu hiệu phạm tội, hoặc xô xát đưa vào đồn công an. Công an sẽ tìm hiểu
lý lịch, thân nhân của người đó, bằng nghiệp vụ, bằng hệ thống công an
khu vực, thậm chí đặc tình để nắm được những thông tin quan trọng về
người bị bắt.
Ngoài những thông tin thông thường ra, người ta đặc biệt
chú ý tới nghề nghiệp, mức thu nhập của người bị bắt và thân nhân của
họ. Và, công an có thể nắm được chính xác gia đình này có những nguồn
thu nhập nào, mức sống và điều kiện kinh tế ra sao. Sau đó, công an sẽ
căn cứ vào khả năng kinh tế của gia đình người bị bắt để đưa ra các cách
thức giải quyết vấn đề.
Trong những cách ứng xử đó, hầu như bao giờ
cũng có việc đánh người, để người bị bắt thông tin lại cho gia đình, làm
sức ép để gia đình đồng ý với mức giá và cách thức giải quyết vụ việc
mà công an đưa ra. Có những trường hợp, họ đánh hàng ngày để người bị
bắt làm sức ép với gia đình. Có những trường hợp, công an đưa người nhà
chứng kiến cảnh con em mình bị đánh để nhanh chóng nộp tiền cho họ.
Chính trong quá trình này, có những người đã bị đánh chết do quá tay, vì
bị đánh vào chỗ hiểm…vv…Như vậy, việc đánh người, đánh cho ra tiền này
là “quy trình kiếm tiền”, hay “quy trình kiếm sống” của công an. Một quy
trình khép kín và tàn bạo.
Với hai quy trình, “quy trình công
tác” và “quy trình kiếm sống” hiện nay, rất khó để hạn chế và ngăn chặn
vấn nạn “tự tử” của người dân ở đồn công an.
Có lẽ người dân Việt Nam
phải chờ đến khi người dân có đầy đủ quyền con người, mới hy vọng thoát
ra khỏi vấn nạn chết trong đồn công an như hiện nay./.
Hà Nội, ngày 15/6/2015
N.V.B
No comments:
Post a Comment