Danh Ngôn

Danh Ngôn

Lời Vàng ý Ngọc

Lời Vàng ý Ngọc

Saturday, December 6, 2014

Đảng biểu Dân nghe đọc lại nhưng cấm cười!


  “Chúng nó nói, chúng nói: Sông có thể cạn, núi có thể mòn. Và tôi thấy chúng làm: Chúng muốn chúng ta vĩnh viễn là nô lệ. Chúng đã lăng mạ lòng tự trọng dân tộc, chúng đã phỉ nhổ vào lịch sử. Chúng đã đập bàn thờ tổ quốc, chúng đã ném cứt vào xương máu những người đã chết cho quê hương…”.



*






[ “Chúng nó nói

Chúng nói

Sông có thể cạn

Núi có thể mòn

Chúng nói

Sông có thể cạn

Núi có thề mòn

Và tôi thấy chúng làm:

Chúng đuổi người đi đường

Chúng không cho người dân cất tiếng nói

Chúng bao vây và trấn áp người biểu tình chống xâm lăng

Chúng cho người trà trộn vào đám đông biểu tình để phá thối, gây chia rẽ

Chúng bảo chúng ta bị xúi giục

Chúng coi thường sự hiểu biết của nhân dân

Chúng bảo mất Hoàng Sa – Trường Sa không phải lo

Hãy về nhà ngủ và tin vào cộng sản và nhà nước.



(Tin chúng mày để hôm nay thấy Sài Gòn & Hà Nội đầy một lũ tay sai Bắc Kinh à?)



Chúng vu khống những người yêu nước là phản động

Chúng muốn chúng ta vĩnh viễn là nô lệ

Chúng đã lăng mạ lòng tự trọng dân tộc

Chúng đã phỉ nhổ vào lịch sử

Chúng đã đập bàn thờ tổ quốc

Chúng đã ném cứt vào xương máu những người đã chết cho quê hương

Chúng tóm cổ các nhà báo tự do

Chúng đe doạ, đánh đập văn nghệ sĩ

Chúng khủng bố các nhà trí thức

Chúng theo dõi điện thoại, email

Chúng hiếp dâm nhân quyền…

Và chúng nói tiếp, sau khi làm: “song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.”].



(Lý Đợi)


Hãy dọn lòng lắng nghe, nghe đi nghe lại giọng đọc xuất hồn của Hữu Thỉnh - Nhà thơ, Chủ tịch Hội Nhà văn VN, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật VN:



*



*



Thay lời kết:



Về vụ mở Sổ tiết kiệm và Vay tiền hợp pháp ở VN xã nghĩa nêu trên - để tránh bốn chữ “thế lực thù địch” - xin mượn nguyên văn:



1-. Lời bà Lê Thị Bích Thủy: “Cô nhân viên giải thích do năm 1985 Nhà nước có thực hiện đổi tiền theo tỉ giá 10 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới, nên khoản tiền 270 đồng của tôi còn 27 đồng, không phát sinh lãi gì. Vì số tiền này thấp hơn tiền duy trì tài khoản theo quy định nên khoản tiền trong sổ bị trừ còn 0 đồng. Sổ hiện chỉ còn có giá trị làm kỷ niệm”;



2-. “Số tiền này (4.385đ) chưa đủ uống một ly trà Thái Nguyên ở Hà Nội, cũng chưa đủ mua một mớ rau muống ở bất kỳ thành phố nào trên cả nước... Trong khi đó, một số người chuyên sưu tập "đồ cổ", khi biết tin, đã nảy ra ý mua lại của bà Thủy hai cuốn Sổ tiết kiệm nọ với giá gấp 1.000 lần, để làm phong phú thêm bộ sưu tập một thời gian khó của đất nước”. (Quốc Phong).



Và một số Còm dưới đây lược từ báo lề đảng, thay lời kết:



Manh Dung 09:52 25/11/2014

Giả dụ bà Thủy vay của Ngân hàng thời điểm đó (1983) 10.000đ nhưng vì lý do nào đó Ngân hàng quên, nay lục lại thấy nên buộc bà Thủy phải trả, vậy xin hỏi Ngân hàng đòi bà Thủy trả bao nhiêu?



Vũ Hoàng Nam 10:47 25/11/2014

Hết chỗ nói, kỹ sư năm 1983 ra trường lương có 63 đồng thôi. Số tiền 270 đồng năm 1983 bằng bốn tháng lương kỹ sư đấy. Vậy sau hơn 30 năm gửi tiết kiệm còn lại chưa được hai cốc trà đá.



Tam 09:38 25/11/2014

Gửi vào 1 con bò... rút ra mua được một cái chân gà.



Nguoidanquathiet 10:39 25/11/2014

270 đồng năm 1983 tương đương với 3 tháng lương của một ông lãnh đạo phòng cấp sở ngành lúc bấy giờ. Chỉ tính tương đương với 3 tháng lương của lãnh đạo phòng hiện nay thì số tiền ấy khoảng 20 triệu đồng hiện tại. Rõ ràng ngân hàng chỉ tính lãi suất một cách máy móc mà không tính trượt giá làm cho người dân quá thiệt.



Lê Vương 11:50 25/11/2014

Tôi có sáng kiến như thế này: Đem đấu giá cuốn sổ tiết kiệm này. Tiền thu được sau khi đấu giá sẽ gửi cho bà Thủy. Còn cuốn sổ tặng cho Bảo tàng lịch sử ngân hàng hoặc Bảo tàng lịch sử nhân loại xem đây là bằng chứng sống động nhất cho việc gửi tiền vào các ngân hàng ở Việt Nam trong 30 năm, đây cũng là cách để răn dạy con cháu đời sau.



Pham Hoang Son 09:44 25/11/2014

Nhận làm gì, mua được cuốn sổ không với 4.385 đồng? Chắc trả cho 4000 đồng thôi 385 đồng làm sao trả đây? Thôi giữ làm kỷ niệm đi. Lúc trước giá trị 2 chỉ vàng gởi mấy chục năm, lấy ra mua không được gói xôi để ăn sáng.



Lâm Mộc 10:45 25/11/2014

Chuyện thật như bịa. Kiểu lãi suất "âm bậc thang" chỉ có ở Ngân hàng Việt Nam.



Tran Thu Ha 11:12 25/11/2014

Nhận tiền gửi Ngân hàng trên 30 năm mà khi tất toán không mua nổi một ổ bánh mì.



Nam Cuong 09:43 25/11/2014

Ngân hàng vừa phải thôi. Cho người dân sống với. Hơn 4.000 đồng để làm gì? Phải quy ra 4.000 đồng với lúc ấy.



Tom.Tran 11:19 25/11/2014

Hãy nhận đúng và đủ số tiền ngân hàng chi trả, không lấy thừa cũng không nhận thiếu đồng nào cả. Ba mươi năm, đồng Việt Nam giờ là tiền cổ nên cứ yêu cầu chi trả đúng đủ.



Nguyen Minh Van 13:45 25/11/2014

Tôi muốn mua lại cuốn sổ này với giá gấp 100 lần (438.500đ) có được không?



Vũ Minh Quân 09:29 25/11/2014

Theo tôi bà Thủy nên giữ lại làm kỷ niệm. Biết đâu bà bán cuốn sổ này cho người khác còn được số tiền cao hơn cả trăm lần so với con số 4.385 đồng.



Binh Dan 09:30 25/11/2014

“Nhiệm vụ của NH Nhà nước là phải xử lý tất toán, chi trả đúng, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền”. Vâng, chỉ xin các ông đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền. 4.385 đồng chưa mua được 1 mớ rau muống đâu.



Chien 11:27 25/11/2014

Theo tôi bà Thuỷ nên yêu cầu Ngân hàng phải trả đúng số tiền gốc và lãi nói trên, không được thừa, không được thiếu đồng nào!



Quoc Phong 12:32 25/11/2014

Cô Thủy ơi đừng nhận, cháu xin trả cô 5 triệu cho cuốn sổ.



Trần Cao Thắng 09:32 25/11/2014

Theo tôi, trường hợp này nên được đưa vào người có công xây dựng đất nước. Bố tôi trước mua công trái, về ép treo khung kính làm kỷ niệm. Bán thóc đi hàng tấn để mua công trái, lúc lấy lại đổi ra chưa được ba kg gạo nhưng ông vẫn vui. Cái quan trọng, làm sao cho người ta thỏa đáng với công họ bỏ ra, bên cạnh đó còn tạo niềm tin và sự công bằng, không nên cứng nhắc quá.



Sợ quá 11:41 25/11/2014

Nên để sổ lại, 10 năm nữa rút ra đủ tiền mua 1 cây tăm xỉa răng!



Nguyễn thế Hưng 10:22 25/11/2014

270 đồng năm 1983 là hơn 4 tháng lương của kỹ sư hết thời gian tập sự (63 đ/tháng)



Trần Hải 10:26 25/11/2014

“Nhiệm vụ của NH Nhà nước là phải xử lý tất toán, chi trả đúng, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền”. Hoan nghênh ngân hàng đã thực hiện xong nghĩa vụ một cách "vô cảm" với người dân.



Trần Thanh Tùng 10:35 25/11/2014

VietinBank tính chắc không sai. Nhưng 270 đồng vào năm 1983 là khoản tiền khá lớn so với vốn và lãi sau 31 năm là 4.385đ. Dám chắc rằng 100% số người được hỏi sẽ trả lời rằng chính sách của Ngân hàng đối với khách hàng là không phù hợp. Nếu vẫn giữ quan điểm, chính sách như thế này khó có thể huy động được sức dân.



Nguyễn Văn Quang 10:26 25/11/2014

Tôi còn nhớ vào thời đó có câu: "Tiết kiệm ích nước, lợi nhà. Gởi vào thuận tiện lấy ra dễ dàng". Quá đúng trong trường hợp này.



Khoa 12:09 25/11/2014

Qua việc này có lẽ người dân sẽ chỉ mua vàng, bất động sản... mà cất giữ. Chẳng dại gì mà gửi tiết kiệm để vừa mất tiền, vừa mua bực vào thân...



Ninh 14:12 25/11/2014

Tiền lãnh không đủ tiền gửi xe.



NguyenDien 11:40 25/11/2014

“Nhiệm vụ của NH Nhà nước là phải xử lý tất toán, chi trả đúng, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền”. Tưởng sếp lên tiếng nói gì, chứ nói cái kiểu này thì chả ai còn muốn gửi tiền vào ngân hàng nữa.



Bùi Minh Nhựt 13:44 25/11/2014

VietinBank không sai, cách tính lãi suất của ngân hàng cũng không sai. Cái sai ở đây là cơ chế, con người thực thi cơ chế quá máy móc và vô cảm trước quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân. Chuyện tưởng chừng rất nhỏ, nhưng mất mát niềm tin về điều hành tài chính của Nhà nước không nhỏ. Người dân có tiền nhàn rỗi thay vì gởi Ngân hàng, qua vụ việc này sẽ phải e ngại và sẽ chọn cách giữ tiền hay vàng trong két sắt cho "an toàn". Chuyện bi hài này chắc chắn chỉ có ở Việt Nam!



Khánh Hoà 16:43 25/11/2014

Tôi sẵn sàng bỏ ra 4.385.000đ để mua lại cuốn sổ tiết kiệm này. Làm cách nào để liên hệ với bà Lê Thị Bích Thủy? Tôi thực lòng muốn sở hữu cuốn sổ tiết kiệm đó hoank90@gmail.com.



Hoan 14:00 25/11/2014

Vậy thì tôi đề nghị bà Thủy yêu cầu trả đúng số tiền 4.385 đồng, không hơn không kém. Nếu không trả đúng bà nên khởi kiện Ngân hàng.



LeHa 11:28 25/11/2014

Điều này lý giải vì sao người dân VN ưu tiên tích lũy vàng hơn là gửi tiết kiệm dài hạn ở Ngân hàng. Nếu không có chính sách đảm bảo được tài sản cho dân thì họ sẽ tự tìm cách và lúc đó tiền nhàn rỗi lại núp vào vàng!



Trần Phú Lộc 14:02 25/11/2014

Tôi còn nhớ năm 1983, một đồng mua được 1-2 cây kem, còn bây giờ 10.000 đồng mới mua được một cây thôi, Ngân hàng cần phải tính giá trị đồng tiền từng thời điểm chứ đâu thể lấy giá trị gốc của tiền từ 31 năm về trước mà nhân lãi suất không thời hạn được.



Văn Thắng 10:51 25/11/2014

Năm 1983 mà mua đất giờ bà có cả tỷ đồng.



Nguyễn Phương Minh 13:41 25/11/2014

Ôi! Trời cao có thấu?



Hoàng đình định 12:10 25/11/2014

Đòi Ngân hàng trả đủ 385 đồng. Bán đấu giá tiền cổ cũng được.



Anh Kiệt 11:41 25/11/2014

Số tiền của bà Thủy gửi ở vào thời kỳ mấy cuộc đổi tiền, mà ngày đó dân gian đã tổng kết "từ căn nhà chỉ còn con gà". Tức là bán nhà đi, hoặc để dành tiền mua nhà, sau đổi tiền rồi ngày một mất giá, số tiền mua nhà chỉ còn mua được con gà thôi. Nhiều người bị đau đớn lắm.



Danh TV 17:16 25/11/2014

Vẫn trả lãi đúng quy định. Sau đó khen thưởng thêm 15-20 triệu cho cái gọi là " Khách hàng chung thủy", vậy là được tiếng và rồi miếng sẽ đến khi mọi người thấy nhà băng này quá uy tín!



Nguyễn Hưng 13:13 25/11/2014

Xin cô nhận đúng số tiền gốc và lãi. Nếu đưa dư số tiền, xin đừng nhận!



Nguyễn Hồng Vi 16:32 25/11/2014

Bà Thủy không nên tất toán, giờ bán đấu giá 2 cuốn sổ tiết kiệm này tôi cam đoan giá khởi điểm tối thiểu được 10 triệu VND rồi.



Gia Bảo 16:57 25/11/2014

Nếu nợ ngược lại ngân hàng thì lãi suất có được tính theo kiểu này không nhỉ!



Cao Thi Tran 12:29 25/11/2014

Tiếp tục gởi tiếp tới khi nào đủ 5 ngàn sẽ rút.



Nguyễn Quang Dinh 14:00 25/11/2014

Tôi nghĩ bà Thủy nên ủng hộ nhà nước toàn bộ số tiền trên để xây dựng và bảo vệ tổ quốc đúng như tấm lòng của bà cách đây 30 năm. Thay mặt những người con yêu tổ quốc chúng tôi xin ghi nhận tấm lòng của bà.



Trung 16:44 25/11/2014

Sao không tính trượt giá? Chuyện 1 triệu đô biến thành 20 triệu đô khá phố biến trên thế giới. Việt Nam thời điểm ấy lạm phát phi mã mà không tính trượt giá. Bởi vậy dân chúng mua công trái phiếu giờ vứt rác hết. Sau này kêu gọi ai thèm.



NguyenHoang 13:02 25/11/2014

“Nhiệm vụ của NH Nhà nước là phải xử lý tất toán, chi trả đúng, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền” - ông Minh nói. Quyền lợi của người gởi tiền ở đây là quyền lợi gì?



Koi 16:45 25/11/2014

Trả số tiền ấy chỉ để làm trò cười cho thiên hạ.



Trần Thắng 18:43 25/11/2014

Tôi muốn mua quyển sổ này với giá tiền là 27 triệu được không?



Hoang 14:40 25/11/2014

Không cần phải nhận 4.385 đồng đó ra. Cứ giữ sổ tiết kiệm đó thêm 20 năm nữa thành đồ cổ bán có giá hơn nhiều!



Hùng Lý 14:06 25/11/2014

Tiết kiệm để xây dựng đất nước mà!



Hung 15:04 25/11/2014

Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền thế này sao?



Tường Văn 16:57 25/11/2014

Sau khi tất toán xong, bà Thủy nên lưu lại cuốn sổ tiết kiệm đau khổ này.



Pham 16:44 25/11/2014

Qua vụ này chắc chả ai muốn đi gửi tiết kiệm ngân hàng quá!



Quang Trần 21:10 25/11/2014

Đây là cách "vay nợ và trả nợ" rất "đỉnh...". Sao doanh dân không được học ta?! 



Trương Thị Mỹ Linh 21:20 25/11/2014

Tôi muốn mua quyển sổ này với giá 1.000.000đồng thì làm sao?



Nguyễn Nhiên 21:16 25/11/2014

“Nhiệm vụ của NH Nhà nước là phải xử lý tất toán, chi trả đúng, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền” - ông Minh nói. Đúng là nói một đường làm một nẻo - Thiệt là bó tay!



Daohalongsaigon 20:56 25/11/2014

Tại sao mỗi năm mất bao tiền quảng cáo thương hiệu. Vậy mà để việc này xảy ra. Tại sao không trả một số tiền tương xứng tiền quảng cáo? Đây là cơ hội tạo uy tín và thương hiệu. Các ông làm kinh tế mà tư duy chán quá.



Quang Văn Lâm 19:50 25/11/2014

Đúng như bạn Vũ Hoàng Nam nói, số tiền 270 đồng thời điểm đó có giá trị rất lớn: lương kỹ sư chỉ có 63 đồng, cán bộ cao cấp chỉ có 160 đồng...Cũng nên lưu ý: năm 1985 đất nước chúng ta tiến hành đổi tiến với tỉ lệ: 10 đồng cũ = 1 đồng mới (trước đó năm 1978 cũng đã tiến hành đổi tiền với tỉ lệ 500 đồng tiền Ngân hàng cũ = 1 đồng NH mới). Như vậy cách tính của Ngân hàng rõ ràng không đúng - không đủ và không hợp lý.



Minh 19:34 25/11/2014

Đọc xong hoa mắt, ù tai muốn xỉu…



Trần Văn Điện 17:35 25/11/2014

Âu cũng là một sai lầm.



Thien Binh 17:06 25/11/2014

Gói xôi giờ cũng 5000 đồng rồi.. buồn thay!



Quách Thu 22:34 25/11/2014

Tiền đồng VN mất giá khủng khiếp quá. Ai dám gửi tiết kiệm dài hạn nữa?



Nguyen Long 22:10 25/11/2014

Ngân hàng tính kiểu này thì ai còn dám gửi tiền dài hạn vào ngân hàng nữa? Nếu đồng tiền của ta không trượt giá, thì cách tính đó là đúng. Tôi nghĩ rằng, người dân có thể vay thật nhiều tiền từ ngân hàng, đến khoảng 20 hoặc 30 năm sau thì người dân trả, lúc đó lợi biết mấy.



Minh Khoa 22:09 25/11/2014

Bộ phận Marketing của VietinBank xử lý quá kém về mặt truyền thông, giờ ai cũng nghĩ Vietinbank thiếu trách nhiệm, vậy thì ai dám gửi tiền vào đây nữa?



Thấy ngộ ngộ 21:58 25/11/2014

Chèn ơi mình nhớ là có xem bộ phim của nước ngoài... có nội dung giống như vậy nhưng cái người ta nhận lại được có thể mua cả một ngọn đồi và một tòa lâu đài luôn. Thôi tôi cũng khuyên cô là cho ngân hàng số tiền ấy đi. Cô mang cuốn sổ tiết kiệm ấy đi làm đồ cổ chắc cô có thể mua một chiếc SH.



Phuong Le 21:46 25/11/2014

Tôi nghĩ giá trị về thời gian của cuốn sổ có giá trị gấp trăm, gấp ngàn lần giá trị thực của cuốn sổ ý. Bác giữ lại làm đồ cổ sẽ có giá hơn nhiều.



TB² 21:36 25/11/2014

Số tiền 270đ hồi năm 1983 có thể mua được vài chỉ vàng, sau hơn 30 năm gửi tiết kiệm số tiền gốc 270đ và lãi tổng cộng là 4.385đ không đủ để mua gói xôi! Như vậy có đúng không thưa ông ngân hàng?



Lê Tự Bình 21:26 25/11/2014

Ngân hàng hãy trả đúng số tiền lãi trên 4,385₫ kể cả 385đ.



Võ Tuấn 20:07 25/11/2014

Tôi đang giữ 1 tờ trái phiếu trị giá 100 đồng cũng phát hành vào năm này (1983). Sau mấy lần thử đổi nhưng tự thấy thôi thì coi như giúp đất nước lúc khó khăn. Tôi và chị Thủy nên xem đó như một kinh nghiệm hay một kỷ niệm.




Trần Thị Hải Ý -(danlambaovn)

No comments:

Post a Comment