Danh Ngôn

Danh Ngôn

Lời Vàng ý Ngọc

Lời Vàng ý Ngọc

Tuesday, November 11, 2014

Rừng và động vật hoang dã Tây Nguyên đang dần bị xoá sạch

​ Miền thượng Nam Việt Nam, thường được gọi là vùng Tây Nguyên lâu nay vẫn giàu có bởi rừng núi rộng khắp bao phủ, và là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong sách đỏ của thế giới,cần được bảo tồn và phát triển. Thế nhưng với chính sách kiểm soát kém cỏi và khuynh hướng trục lợi bừa bãi của của chính quyền CSVN, hiện nay, Tây Nguyên này đang dần trở thành vùng đất chết.



      So với 40 năm trước vốn kỳ bí và đầy muông thú, thì giờ đây người ta không còn có thể tìm thấy được những loài thú quý hiếm. Gỗ quý bị chặt phá hoang tàn... Theo thống kê, từ năm 1980 đến 1995, trung bình mỗi năm Tây Nguyên bị "xóa sổ" 120 nghìn ha rừng. Từ năm 1995 đến nay, mỗi năm không dưới 45 nghìn ha rừng bị phá.
Ðiều dễ thấy trong những năm gần đây, khí hậu Tây Nguyên diễn biến bất thường: hạn hán, lũ quét, mùa khô đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình hằng năm tăng lên… Vì thế, không có gì lạ khi những loài động vật hoang dã bị biến mất khỏi nơi đây bởi môi trường sống của chúng bị biến đổi hoặc phá hủy hoàn toàn.
     Nhiều nhóm dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cũng đang bị đẩy vào chỗ nghèo đói và không còn sinh kế vì lâu nay, họ đã sống dựa vào rừng.
Các nhà nguyên cứu của tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thuộc Liên Hợp Quốc, gọi tắt là WWF, vừa lên tiếng cảnh báo rằng số lượng cũng như tổng số các loài động vật hoang ở Tây Nguyên đang giảm đi với tốc độ đáng báo động. Nguyên nhân đầu tiên chính là việc những cánh rừng già nguyên sinh, môi trường sống cố hữu của các loài động vật hoang dã đã bị khai thác, không còn nữa.
     Theo số liệu thống kê của một tổ chức bảo vệ môi trường thì ở Việt Nam, mỗi năm Thị trường tiêu dùng cần khoảng 4.000 tấn thịt động vật hoang dã để làm thực phẩm, thuốc, mục đích trang trí… Có thể nói, với nhu cầu khổng lồ này, không có gì lạ khi hầu hết các loài động vật hoang dã ở Việt Nam đang bị tận diệt và Tây Nguyên chính là trung tâm của tình trạng này.
Không có quốc gia nào như Việc Nam, đi đâu người ta cũng có thể tìm thấy những món ăn có xuất xứ từ động vật hoang dã ở nơi đây, tại các trung tâm lớn như Buôn Mê Thuột, Bảo Lộc, Đà Lạt, Kon-Tum, Gia Lai… Theo đó, hàng trăm các nhà hàng đặc sản động vật hoang dã chính là nguyên nhân khiến những loài thú quý hiếm ở đây bị săn bắt bất kể ngày đêm.
Theo ước đoán của các chuyên gia, nếu chính quyền CSVN không có một chính sách tốt cho vùng Tây Nguyên, thì chỉ trong 10 năm nữa, nơi đây chỉ còn là đồi trọc và không có thú hoang.
Nguyễn Khanh / SBTN

No comments:

Post a Comment