Danh Ngôn

Danh Ngôn

Lời Vàng ý Ngọc

Lời Vàng ý Ngọc

Wednesday, December 26, 2012

Nhìn cảnh vật, biết trình độ của một quốc gia










Campuchia cũng không có những cảnh vật loại này: Dây điện, dây cáp chằng chịt, con người thì thiếu ý thức; Dây điện, dây cáp dùng để phơi quần áo.

Vì vậy chết vì điện giựt xảy ra thường xuyên. 




  1. In Saigon there's a most amazing sight; along most city streets, cable, electric and telephone wires are hung en masse. How they find one that's not working remains a mystery to me.
    (http://www.worldatlas.com/twitter/saigon/saigon.htm)



    Photo by Alaya on Flickr. Ho Chi Minh City, Vietnam.
    (http://royal.pingdom.com/2009/04/03/...ing-gone-wild/)



    Saigon Cable Guy Again
    (http://www.iwillwander.com/2011/06/29/cable-guy-again/)
     



  2. Danger hanging overhead



    Tangled telecom cables on Tran Huy Lieu Street , Ward 12, Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City
    Photo: Tuoi Tre

    In many streets in Hanoi and Ho Chi Minh City, overhead telecom cables which have been installed carelessly have caused accidents, even deaths.

    On April 26, an overhead cable fell down on 83-year-old Ly Van, who was riding his bicycle. Ly Van fell off his bike and died.

    The following photos recently taken in Hanoi and HCMC show irresponsibly installed overhead cables.



    A 200 meter section of telephone cables falls down toward travelers’ heads on Tran Van Dang Street, Ward 11, District 3, HCMC


    Bundles of overhead electric wires and phone cables are messed up together on Cau Dien Street, Hanoi


    Local residents use a ladder to support a telephone cable that has fallen down to Le Van Luong Street, Thanh Xuan District, Hanoi


    An electric post is covered with telecom cables at the crossroads of Ngoc Khanh and Giang Vo streets in Hanoi. The cable mess also covers a traffic signboard


    Cables fall apart on Nguyen Kien Street, Phu Nhuan District, HCMC
    (http://tuoitrenews.vn/cmlink/tuoitre...erhead-1.29301)
    *****

    Vỡ đập thủy điện Đakrông 3, thiệt hại hàng chục tỉ đồng



    (TNO) Sau nhiều ngày trì hoãn, đến sáng 13.10, trong buổi làm việc với đoàn công tác của UBND tỉnh Quảng Trị, lãnh đạo Công ty thủy điện Trường Sơn (chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Đakrông 3) mới xác nhận việc vỡ đập thủy điện Đakrông 3 (xã Tà Long, H.Đakrông, Quảng Trị) là có thật.

    Cụ thể, khoảng 7 giờ ngày 7.10, hai khoang tràn (ngang 20 m, cao 6 m) bên trên của đập chính nhà máy đã bị vỡ. Nguyên nhân tạm thời (theo chủ đầu tư) là do công trình đang trong quá trình thi công hoàn thiện, kết hợp với việc tích nước lòng hồ để thử tải tổ máy và mưa lũ lớn làm cho đập chắn của công trình thủy điện Đakrông 3 bị vỡ.

    Tổng thiệt hại ước tính khoảng 20 tỉ đồng.



    Vị trí vỡ đập thủy điện Đakrông 3 (ảnh chụp sáng 13.10) - Ảnh: Hoài Đức


    Sau gần một tuần xảy ra sự cố, đập thủy điện Đakrông 3 vẫn chưa có dấu hiệu khắc phục sửa chữa (Ảnh chụp sáng 13.10) - Ảnh: Hoài Đức

    Theo báo cáo của UBND xã Tà Long và Đakrông, trước khi xảy ra sự cố, dù chưa hoàn thành công tác đền bù cho dân nhưng nhà máy đã tích nước lòng hồ gây ngập lụt cục bộ. Đến khi vỡ đập, nước tràn về và cuốn trôi nhiều tấn lương thực, hoa màu đã hoặc chưa thu hoạch của người dân.

    Được biết, Công trình thủy điện Đakrông 3 được xây dựng từ tháng 8.2010, gồm hai hạng mục chính: Phần trạm biến áp nâng gồm hai MBA 5,6MVA-6,3/38,5kV; phần nhà máy gồm hai tổ máy phát, mỗi tổ có công suất lắp đặt 4 MW.

    Nhà máy vừa đóng điện, hòa vào điện lưới quốc gia từ cuối tháng 9.2012.

    Nguyễn Phúc
    ****
  3. Hàng loạt cây cầu chờ sập
     
    Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, TP đang có 36 cây cầu yếu, xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông.


    Cầu Long Kiển trên đường Lê Văn Lương hiện nay trọng tải chỉ dưới 1 tấn - Ảnh: Đ.Mười

    Dày đặc cầu yếu

    Theo Sở Giao thông vận tải (GTVT), trong số 36 cầu yếu, có nhiều cầu nằm trên những tuyến đường huyết mạch như cầu Sơn trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh; cầu Bông trên đường Đinh Tiên Hoàng (Q.Bình Thạnh), cầu Kiệu trên đường Hai Bà Trưng - Phan Đình Phùng (Q.1, Q.Phú Nhuận), cầu Chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường (Q.8), cầu Giồng Ông Tố (Q.2). Nhiều cầu xây dựng trước năm 1975 như cầu Bông, cầu Lê Văn Sỹ... hiện đã quá niên hạn sử dụng, nhiều hư hỏng và cần khẩn trương xây dựng mới. Ngoài ra, tại các quận, huyện ngoại thành như Q.9, Q.12, H.Hóc Môn, H.Củ Chi... nhiều cây cầu nhỏ như cầu Chùm Chụp, cầu Lấp, cầu Làng, cầu TL9, cầu kênh N31A-TL8... đang xuống cấp khá nặng, dầm cầu bị nứt, mặt cầu bong tróc, tải trọng giảm thấp tối đa.


    Ghi nhận của PV Thanh Niên, chỉ trên đoạn đường Lê Văn Lương (Q.7, H.Nhà Bè) - tuyến đường huyết mạch nối TP.HCM và tỉnh Long An có đến 4 cây cầu yếu. Chẳng hạn, cầu Long Kiển, chiều dài 105 m, trọng tải dưới 1 tấn. Tuổi thọ đã trên 50 năm nên các thanh chắn sắt trên cầu gỉ sét, bong tróc; mặt cầu lởm chởm, trơn trượt, các trụ cầu xuống cấp nhưng phải gánh hàng nghìn lượt xe mỗi ngày. Mỗi khi có xe lưu thông thì toàn bộ cầu rung bần bật. Ông Trương Hữu Thuận, nhân viên gác cầu Long Kiển bức xúc: “Cầu yếu chỉ cho xe dưới 1 tấn nhưng nhiều xe quá tải vẫn ngang nhiên qua. Chúng tôi không có chức năng xử phạt nên chặn đầu này thì xe quá tải chạy đầu kia”.

    Trước tình hình này, ngày 29.9 Công ty cầu phà TP phải cấm tất cả phương tiện lưu thông để sửa chữa. Tất cả phương tiện phải đi vòng qua đường Nguyễn Bình, Đào Sư Tích để về đường Lê Văn Lương. Khổ nỗi, đường Đào Sư Tích cũng cấm xe 4 bánh do cầu Phước Lộc quá yếu. Đường Lê Văn Lương còn 2 cây cầu khác cũng thuộc hàng “lão” là cầu Rạch Tôm, Rạch Dơi cũng đang rơi vào tình trạng như trên.

    Hiện cầu Giồng Ông Tố trên đường Nguyễn Thị Định (Q.2) cũng đang gồng mình gánh hàng trăm lượt xe container nối đuôi qua cầu vào cảng Cát Lái mỗi ngày. Theo Sở GTVT, cầu Giồng Ông Tố được xây dựng trước năm 1975 với tải trọng thiết kế 25 tấn nhưng do luôn trong tình trạng quá tải, mố cầu đã xuất hiện một số vết nứt nguy hiểm. Chưa kể, khu vực chân cầu thường xuyên bị sạt lở.

    Tại cầu Đúc Nhỏ trên quốc lộ 13, Q.Thủ Đức, do đã xuống cấp nghiêm trọng nên Sở GTVT chỉ cho phép tải trọng tối đa 15 tấn. Tuy nhiên, đây là tuyến giao thông huyết mạch giữa TP.HCM và tỉnh Bình Dương nên hàng nghìn lượt xe tải nặng, xe container tải trọng trên 30 tấn không ngớt qua lại hằng ngày. Mới đây, cầu Kho Lúa (xã Bình Khánh, H.Cần Giờ) đã bị sập, một nhịp cầu chìm xuống đáy sông, một nhịp nằm vất vưởng trên sà lan đâm sập cầu đang đậu cách cầu 100 m. Theo ông Võ Anh Kiệt, Trưởng phòng Quản lý đô thị H.Cần Giờ, trong lúc chờ xây cầu mới, huyện phải mở một tuyến đò ngang và sửa chữa lại đường đê EC để người dân đi tạm.

    Buộc phải vi phạm


    Ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải TP.HCM bức xúc, những tuyến đường trọng điểm cho vận tải hàng hóa, nhất là những tuyến đường vào cảng lại hạn chế tải trọng với lý do cầu yếu. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vận tải, hoạt động của các cảng và nền kinh tế nói chung. Cụ thể, tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ (còn gọi là đường Bắc - Nam) là độc đạo ra vào cảng Sài Gòn - Hiệp Phước nhưng do cầu yếu và tải trọng không đồng bộ với đường nên chỉ cho phép xe dưới 30 tấn, trong khi xe container thì luôn vượt xa trọng tải cho phép của cầu. Hay như đường Bùi Văn Ba vào cảng Rau Quả (Q.7) do có cầu yếu nên cũng bị hạn chế tải trọng. “Đây là bất cập rất lớn của hệ thống cầu đường, gây mất an toàn cho vận tải hàng hóa. Đó là lý do, dù biết vi phạm nhưng nhiều lúc xe tải vẫn phải qua cầu yếu do độc đạo. Vô hình trung, xe tải vi phạm pháp luật” - ông Chung bày tỏ.

    Ông Thái Văn Chung cho biết Hiệp hội Vận tải TP.HCM đã làm một cuộc khảo sát và phát hiện: “Không chỉ ở TP.HCM, nhất là đường vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở tỉnh Bình Dương và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhiều cây cầu được gắn bảng hạn chế tải trọng rất thấp: 15 - 18 - 20 tấn. Như vậy, xe tải đành bó tay. Không còn đường nào khác ngoài việc một là không vận chuyển, hai là đành chịu phạt”.

    Theo Sở GTVT, tổng vốn để xây mới, sửa chữa 36 cầu yếu gần 6.000 tỉ đồng. Sở đã kiến nghị UBND TP cho phép sửa chữa nâng cấp hoặc đầu tư xây dựng mới các cây cầu này nhưng nguồn kinh phí trên chưa được bố trí. Vì vậy, Sở chỉ có thể giám sát, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn cho phương tiện giao thông và hạn chế nguy cơ sập cầu. Đến nay, ngoài cầu Kiệu, cầu Bông, cầu Lê Văn Sỹ đã có chủ trương đầu tư do nằm trong nội thành nên cần nâng cấp mở rộng nhằm giảm kẹt xe khu trung tâm, hầu hết cầu yếu còn lại vẫn chưa xác định được nguồn vốn.


    Đình Mười

    (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...u-cho-sap.aspx)

  4. Cầu sập 2 lần trong 3 tháng
    01/11/2011 1:11
    Đó là cầu Bình Cách nằm trên tỉnh lộ 879, nối 2 xã Tân Bình Thạnh (H.Chợ Gạo, Tiền Giang) và Hiệp Thạnh (H.Châu Thành, Long An).

    Khoảng 22 giờ đêm 30.10, xe tải biển số 49X-5286, do tài xế Đào Thanh Nghĩa (34 tuổi, ngụ Lâm Đồng) điều khiển lưu thông theo hướng Long An đi Tiền Giang thì 2 thành cầu bất ngờ tuột khỏi mố khiến xe bị rớt xuống sông (ảnh).

    Rất may, 3 người ngồi trên xe đã thoát nạn. Được biết, xe có tải trọng đăng ký 15,5 tấn nhưng đã chở khoảng 20 tấn phân bò. Trước đó, đêm 19.7, cây cầu này cũng đổ sập khi xe tải 61L-4418 chở trên 40 tấn gạo qua cầu. Phải 2 ngày sau đó Sở GTVT Long An mới khắc phục, cho lắp đặt cầu mới bằng khung thép dài 21m, mặt lót gỗ. Theo người dân địa phương, từ trước đến nay cầu này đã bị sập 5 lần.

    Tin, ảnh: Hoàng Phương
     
  5. Cầu sập ngay trong ngày thông tuyến
    04/12/2010 2:40
    Tối qua, ông Phan Phước Long - Chủ tịch UBND xã Điện Phong (H.Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cho biết: một nhịp cầu Đen cùng toàn bộ dàn bailey dựng tạm trên mặt cầu để thông tuyến đã bị sập và rơi xuống sông.

    Đây là cây cầu trên tuyến đường ĐT610B nối H.Duy Xuyên với 3 xã Gò Nổi (Điện Phong, Điện Trung và Điện Quang) của H.Điện Bàn, đã bị gãy nhịp trong đợt lũ lụt giữa tháng 11 vừa qua. Tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Xí nghiệp quản lý đường bộ số 4 tạm khắc phục sự cố bằng cách dùng dàn bailey gắn trên 4 trụ cầu để đảm bảo lưu thông và xí nghiệp đã cho thông cầu vào sáng qua. Tuy nhiên, do đường dốc đứng nối vào nhịp của dàn bailey nghiêng đến 45 độ nên xe máy lên xuống rất khó khăn (ảnh) và đã xảy ra 4 vụ tai nạn ngay khi thông cầu. Đến chiều tối cùng ngày thì cầu Đen xảy ra sự cố sập nhịp kéo theo cả dàn bailey rơi xuống sông. “Rất may xã đã cảnh báo và cắt cử người túc trực nên khi xảy ra sự cố không ảnh hưởng về người”- ông Long cho biết thêm.


    Tin, ảnh: Hồ Trọng
    (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...ong-tuyen.aspx)
    Reply With Quote 
  6. Dân khổ vì cầu sập

    Một chiếc cầu trị giá 16 tỉ đồng, chỉ còn vài ngày là hoàn thành thì bị lũ cuốn trôi, khiến người dân nơi đây khốn khổ.



    Cầu sập, dân mòn mỏi chờ phà - Ảnh: Đức Huy


    Đó là cầu Bung bắc qua sông Ba, nối liền thị trấn Phú Túc với 5 xã phía nam của huyện Krông Pa (Gia Lai). Cầu gồm 11 nhịp, tổng chiều dài trên 243m. Dự án khởi công vào tháng 10.2006, dự kiến hoàn thành trong tháng 12.2007 nhưng cơn lũ xảy ra vào tháng 11.2007 đã phá hỏng tất cả.
    Nguyên nhân cầu sập được các cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai xác định là việc giám sát, kiểm tra chưa chặt chẽ, không cập nhật các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công. Cầu Bung bị sập, chính quyền đã bố trí 2 chiếc ca-nô làm phà cho người dân và xe máy, một sà lan chuyên chở ô tô, xe tải nhẹ qua sông nhưng chỉ phục vụ trong giờ hành chính từ 6 giờ sáng đến 18 giờ 30 mỗi ngày. Ngoài thời gian trên, người dân muốn đi lại phải thuê đò của dân với giá cao hơn và nguy hiểm hơn.

    Người dân ở các xã phía bắc sông Ba vào các xã phía nam (thuộc huyện Krông Pa) để làm rẫy, ruộng hoặc thu mua nông sản và ngược lại đều phải trả chi phí qua phà (chỉ thu xe máy, còn người đi bộ, xe đạp được miễn phí). Bà Nguyễn Thị Xòe (52 tuổi) ở thôn Hưng Hà Ba, xã Phú Cần (huyện Krông Pa), nhân viên thu phí cho biết: "Mỗi lượt 1 người và 1 xe máy thu 4.000 đồng, nếu 2 người và 1 xe máy thì thu 5.000 đồng; đối với xe tải có hàng thu 150.000 đồng/lượt, xe tải không hàng thu 100.000 đồng/lượt". Bà Xòe còn cho biết thêm, nhiều trường hợp sản phụ đã sinh trên phà do phải chờ phà quá lâu. Còn khi mưa lũ về, việc đi lại bị chia cắt hoàn toàn do phà không thể hoạt động vì rất nguy hiểm.

    Cũng do không có cầu nhu cầu nông sản của các xã ở phía nam sông Ba phải bán giá thấp từ 200-400 đồng/kg vì chi phí vận chuyển tăng lên. Ông Trần Văn Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Krông Pa, bức xúc: "Việc đi lại bằng phà chỉ là tình thế tạm thời, nhưng cứ kéo dài tình trạng này, đời sống của người dân ở các xã phía nam sông Ba cũng như việc phát triển kinh tế xã hội của các xã này càng khó khăn hơn. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị nhưng đến bây giờ chỉ mới nghe mà chưa thấy khởi công xây dựng lại cầu".


    Đức Huy

    (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...i-cau-sap.aspx)

No comments:

Post a Comment